12 Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 41)

VPBank – Chi nhánh Đồng Nai được thành lập năm 2007, chủ trương tạo dựng môi trường làm việc tích cực, năng động và hài hòa, văn minh trong mọi hoạt động của chi nhánh Việc thay đổi diện mạo lẫn nội bộ theo một phong cách mới, hiện đại và thân thiện của chi nhánh đã thực sự tạo nên tính chuyên nghiệp trong tất cả các mặt hoạt động, góp phần nâng tầm thương hiệu VPBank

2 1 1 2 Cơ cấu tổ chức BAN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (RB) PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG TÍN DỤNG TIỂU THƯƠNG (COMM- REDIT) PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG VÀ KHO QUỸ PHÒNG TRỰC THUỘC NHỎ VÀ VỪA (SME) BỘ PHẬN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH HỐ NAI PHÒNG GIAO DỊCH LONG THÀNH Sơ đồ 2 1: Sơ đồ tổ chức

VPBank- CN Đồng Nai có mô hình tổ chức 5 phòng, biên chế 80 cán bộ, số lượng Nam: 29 người chiếm 36,25%, số lượng Nữ: 51 người chiếm 63,75% Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank- CN Đồng Nai và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

 Ban giám đốc

Ban Giám đốc phụ trách điều hành và quyết định tất cả các hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu đề ra

 Phòng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trung tâm SME Đồng

Nai - thuộc khối SME VPBank)

Tiếp thị và mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp tiếp

thị và bán sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu

(i) Tiếp xúc, tư vấn khách hàng: Dựa vào những yêu cầu và khả năng đáp

ứng các dịch vụ của ngân hàng mà các nhân viên phòng KHDN sẽ hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng, các quy trình này cần thực hiện nhanh chóng và chuẩn bị chi tiết nhất thì mức độ thỏa mãn của khách hàng càng cao và tăng độ tin tưởng, tạo sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc

(ii) Thẩm định khách hàng: Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thì nhân viên phòng KHDN sẽ thẩm định khách hàng dựa vào các tiêu chí như uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ lập tờ trình theo quy trình của ngân hàng đồng thời thẩm định báo cáo trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay

(iii) Hỗ trợ khách hàng tiến hành làm các thủ tục cần thiết: Khi làm việc với khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan theo quy định của ngân hàng, đồng thời

theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy định về giải ngân của ngân hàng

(iv) Theo dõi tình trạng sử dụng vốn vay: Đối với những trường hợp vốn vay nhân viên tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng theo hợp đồng giữa ngân hàng và người vay vốn

(v) Chuyển nhóm nợ, tất toán hợp đồng: Đây là 1 trong những công việc, nhiệm vụ thường xuyên của nhân viên tín dụng khi thực hiện việc chuyển nhóm nợ, tiến hành xử lý thu hồi nợ trước hạn, tiến hành các thủ tục khởi kiện để thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc theo dõi quá trình khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi

 Phòng Khách hàng cá nhân và phòng tín dụng tiểu thương:

Chức năng nhiệm vụ tương tự phòng KHDN, chỉ khác đối tượng KH là những cá nhân và hộ kinh doanh cá thể

 Phòng Dịch vụ khách hàng:

Trực tiếp quản lý các tài khoản và giao dịch với KH như mở sổ tiết kiệm, chuyển tiền trong nước và quốc tế, nộp thuế, chi lương

 Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ Chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của CN/VPBANK và của KH Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, ATM

 Phòng tổ chức hành chính- kế hoạch

Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính Thực hiện nhiệm vụ tài chính kinh doanh Quản lý thông tin và lập báo cáo Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh theo quy định

 Hai Phòng giao dịch trực thuộc

Phòng giao dịch có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chức năng là kênh phân phối, nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu, vì thế tổng hợp chức năng nhiệm vụ giống như các phòng sau: Phòng KH cá nhân, Phòng dịch vụ khách hàng

2 1 2 Hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

VPBank- Chi nhánh Đồng Nai luôn đặt mục tiêu hàng đầu của mình trong kinh doanh tín dụng là đảm bảo an toàn và hiệu quả Vì vậy, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng có đầy đủ các điều kiện tín dụng, phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng do mình đề ra Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng là DNNVV là một bước đi đúng đắn của ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng phù hợp với khả năng và quy mô ngân hàng Việc huy động vốn chủ yếu từ dân cư với lãi suất cao khiến cho ưu thế cạnh tranh khi cho vay các khách hàng lớn của VPBank- Chi nhánh Đồng Nai là không cao Không những thế, cho vay DNNVV đang càng ngày càng bộc lộ những ưu điểm tốt:

- DNNVV với đặc điểm lượng vốn nhỏ nên dư nợ cho vay mỗi khách hàng không cao, phân tán được rủi ro cho ngân hàng

- Với các khoản vay nhỏ dễ thu xếp tài sản bảo đảm, góp phần nâng cao độ an toàn cho ngân hàng

- Các DN sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng

Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ vẫn là đối tượng cho vay DNNVV chủ yếu của VPBank Hình thức cho vay tập trung nhiều vào cho vay mua ô tô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh taxi, vận tải hành khách và nhu cầu mua xe ô tô để sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích đi lại, đưa đón cán bộ công nhân viên

Việc mở rộng cho vay DNNVV sẽ tăng thêm quy mô vốn của các DN đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, ngoài ra còn thu hút thêm những khách hàng có tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của VPBank trong thời gian tới

2 2 Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

2 2 1 Tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng-Chi nhánh Đồng Nai

2 2 1 1 Những nguyên tắc và điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

* Mục đích cho vay: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh

Đồng Nai cho vay đối với các DNNVV nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề mới và kinh doanh

* Nguyên tắc vay vốn: DN vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng + Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

+ Tiền vay được giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

* Điều kiện vay vốn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai xem xét và quyết định cho vay khi DN có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật: Khách hàng DNNVV là pháp nhân (DNNN, hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác) theo Điều 94 và 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam Đối với DN thành viên hạch toán phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý Với DN tư nhân và Công ty hợp danh, chủ DN và thành viên hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật DN Pháp nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Cho vay trung dài hạn thì tối thiểu là 15% DN là khách hàng tín nhiệm, được chấm điểm tốt vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì giao cho Giám đốc quyết định Kinh doanh có hiệu quả nghĩa là có lãi, nếu lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai DN phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn của Ngân hàng

+ Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN VN và của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

* Đối tượng cho vay: Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: giá trị vật tư,

hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Các nhu cầu tài chính của DN như số tiền thuế xuất nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai cho vay; Số lãi tiền vay trả cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai trong thời hạn thi công, chưa nghiệm thu bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn mà khoản trả lãi được tính trong giá trị TSCĐ; Số tiền DN vay để trả cho các khoản vay tài chính (bằng tiền) cho nước ngoài mà các khoản vay đó đã Ngân hàng bảo lãnh với điều kiện dự án, phương án sử dụng khoản vay ấy đang thực hiện có hiệu quả, khoản vay nằm trong hạn trả nợ và các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình SXKD, dịch vụ

+ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai không cho vay các đối tượng: Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước, trừ số tiền thuế xuất khẩu qui định ở trên Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức

tín dụng khác Số lãi tiền vay trả cho chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai, trừ trường hợp cho vay số lãi tiền vay theo qui định ở trên Vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm

* Bộ hồ sơ cho vay: Hồ sơ do DN lập và cung cấp : Khi có nhu cầu vay vốn,

DN gửi đến Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai các giấy tờ sau đây:

+ Hồ sơ pháp lý: Khách hàng gửi đến Ngân hàng khi thiết lập quan hệ vay vốn lần đầu Tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, có các giấy tờ sau: Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp (trừ DN tư nhân); Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác; Đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề; Giấy phép đầu tư (đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài); Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, Cty TNHH); Hợp đồng liên doanh (đối với DN liên doanh); Các thủ tục về kế toán theo qui định của ngân hàng như đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền, đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với ngân hàng, giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi (nếu chưa mở)

+ Hồ sơ khoản vay: cán bộ tín dụng thu thập được càng nhiều các tốt các tài liệu này, giấy đề nghị vay vốn; Kế hoạch sản xuất kinh doanh; các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất đã được kiểm toán và quý gần nhất gồm bẳng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động SXKD, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ còn đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm thì gửi báo cáo tài chính thời điểm gần nhất; Bảng kê các loại công nợ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai, các tổ chức tín dụng khác; Bảng kê các khoản phải thu phải trả lớn; Các hợp đồng kinh tế về hàng hoá, xuất nhập khẩu ; Hồ sơ

khác có liên quan như hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, dự toán chi phí hoạt động được duyệt Ngoài ra, đối với khoản vay trung và dài hạn còn cần thêm báo cáo nghiên

cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay: trường hợp cho vay không cần bảo đảm cần có giấy cam kết của DN thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi Ngân hàng yêu cầu Trường hợp phải bảo đảm bằng tài sản của khách hàng DN thì thủ tục giấy tờ phức tạp hơn nhiều Gồm có giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản như bản chính quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành, chứng nhận quyền sử dụng đất, các chứng từ có giá ; giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản; các loại giấy tờ khác liên quan Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay cần có giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba ngoài giấy tờ như ở trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng còn cần cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để DN vay vốn

+ Hồ sơ do Ngân hàng lập: Báo cáo thẩm định; Biên bản họp hội đồng tín dụng trong trường hợp phải qua hội đồng tín dụng; Các loại thông báo như thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w