Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lượng acid hữu cơ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 69 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.2. Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lượng acid hữu cơ và

Chất lƣợng của quả ớt đƣợc đánh giá ngoài các chỉ tiêu về hàm lƣợng chất khô, độ cay thì hàm lƣợng acid hữu cơ, vitamin cũng rất quan trọng. Acid hữu cơ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lƣợng ở cơ thể thực vật, là sản phẩm của quá trình hô hấp, là chất nhận trực tiếp NH3 trong quá trình amin hoá, chuyển vị amin để tạo thành acid amin và tổng hợp protein [18], [34], [40].

Do đó, để tìm hiểu ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến các chỉ tiêu này chúng tôi đã tiến hành phân tích và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.13.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Hàm lượng chất khô trong quả giai đoạn chưa chín Hàm lượng chất khô trong qua giai đoạn chín

Bảng 3.13. Hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số và hàm lƣợng vitamin C trong quả ở giai đoạn quả chín

Công thức thí nghiệm

Acid hữu cơ tổng số Vitamin C

Hàm lƣợng (mg/100 g) % so với ĐC Hàm lƣợng (mg/100 g) % so với ĐC CT1(ĐC) 317,73 c 100,00 93,71 c 100,00 CT2 324,81 bc 102,22 110,82 a 118,25 CT3 333,08 b 105,06 107,04 a 114,23 CT4 321,45 c 101,17 93,52 c 99,79 CT5 357,51 a 112,52 99,35 b 106,02 CV(%) 3,23% 2,32% LSD 0,05 10,13 4,40

Kết quả phân tích ở bảng 3.13 cho thấy:

* Hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số trong quả ớt chín:

Hàm lƣợng acid hữu cơ ở các công thức thí nghiệm chiếm từ 317,73 – 357,51 mg/100 g quả tƣơi. Cụ thể, đạt cao nhất ở CT5 (357,51 mg), tiếp đến ở CT3 (333,08 mg), ở CT2 và ở CT4 hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số trong quả tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là 324,81 mg và 321,45 mg/100 g quả tƣơi. Sự sai khác về hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số trong quả ớt ở CT5, CT3 so với CT1, CT2 và CT4 có ý nghĩa thống kê, còn giữa CT1 với CT2 và CT4 không có ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy, hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số trong quả ớt ở các công thức có xử lý kalisulfat đồng sulfat (CT5, CT3) tăng cao hơn so với ở CTĐC không xử lý là 11,52 và 5,06%.

*Hàm lƣợng vitamin C trong quả ớt chín:

Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng vitamin C trong quả ớt chín cao nhất ở công thức 2 (110,82 mg), cao hơn so với ở công thức đối chứng (93,71 mg/100 g quả tƣơi) là 18,25%, tiếp đến ở CT3 (107,04 mg), cao hơn so với ĐC là 14,23%, còn ở CT5 (99,35 mg/100 g quả tƣơi, cao hơn so với ở CTĐC là 6,02%.

Nhƣ vậy, việc phun kalisulfat và đồng sulfat cho cây ớt qua các giai đoạn ra hoa, hình thành quả và quả chín đã có ảnh hƣởng tốt đến sự tích lũy acid hữu cơ tổng số và vitamin C trong quả chín. Điều đó, có thể kali, đồng và lƣu huỳnh có trong hợp chất đã hoạt hóa nhiều enzyme làm tăng cƣờng độ hô hấp của quả trong quá trình chín tạo ra nhiều acid hữu cơ và vitamin C tích lũy lại. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với vai trò sinh lý của các nguyên tố kali, lƣu huỳnh và đồng đã đƣợc nhiều nhà Sinh lý học thực vật nghiên cứu khẳng định [39], [40], [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)