Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành gồm 5 CT:

- Công thức 1 (ĐC): Bón theo dân địa phƣơng (10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 120 kg N + 80 kg P205 + 150 kg K20) cho 1 hecta (nền)

- Công thức 2: Nền + K2SO4 0,1% + CuSO4 0,02% - Công thức 3: Nền + K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02% - Công thức 4: Nền + K2SO4 0,1% + CuSO4 0,03% - Công thức 5: Nền + K2SO4 0,2% + CuSO4 0,03% Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ Bảo vệ CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 1 Bảo vệ CT 4 CT 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 Bảo vệ

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Mật độ trồng ớt 3,2 cây/m2, hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 60 cm. Diện tích 1 ô thí nghiệm 10 m2, mỗi công thức lặp lại 3 lần, 30 m2/công thức, tổng diện tích thí nghiệm 150 m2. Chăm sóc, phân bón theo quy trình canh tác của Viện cây rau quả Trung ƣơng. Xử lý K2SO4 + CuSO4 ở các công thức thí nghiệm vào 3 giai đoạn: Trƣớc khi cây ra hoa (35 ngày ); khi cây ra quả( 61 ngày), trƣớc khi quả chín (82 ngày ). Phun K2SO4 + CuSO4 theo nồng độ ở các CT trực tiếp vào lá và vào gốc cây ớt. Liều lƣợng phun 16 lít/sào (320 lít/ha).

- Kỹ thuật canh tác:

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh: Thực hiện theo quy chuẩn quốc gia

tế của địa phƣơng.

+ Làm đất gieo hạt: Chọn đất vƣờn, xới thật tơi xốp, trộn với phân chuồng ủ mục theo tỉ lệ 2 đất: 1 phân chuồng.

Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống trƣớc khi gieo loại bỏ hạt xấu, ngâm trong nƣớc nóng 450

C trong 15 phút.

Kỹ thuật gieo hạt: Gieo hạt trên luống đất đã xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu hại. Sau 8 – 10 ngày hạt mọc, tiếp tục chăm sóc, tƣới phân hóa học pha loãng cho cây con, phun thuốc thán thƣ để phòng bệnh. Cây con sau khi mọc 40 ngày, cao 16 cm nhổ đem trồng vào đất thí nghiệm đã chuẩn bị trƣớc.

Đất trồng cây đƣợc cày bừa kỹ, để ải rồi lên luống rộng 1,0 m; cao 25 cm. Luống trồng có phủ màng nilông, trên luống trồng 2 hàng cách nhau 80 cm, cây cách cây 60 cm.

+ Bón phân: Bón phân cho giai đoạn gieo trong bầu; Trộn đều vào đất cho

1 m2 vƣờn ƣơm 100 g vôi bột + 2 kg phân hữu cơ hoai mục trƣớc khi gieo hạt 5 - 7 ngày. Bón phân cho ruộng trồng; Tổng số phân bón cho 1 ha nhƣ sau:

Vôi bột: 500 kg phân chuồng hoai: 10 tấn, 120 kg N (tƣơng đƣơng 260 kg urê), 80 kg P2O5 (tƣơng đƣơng 500 kg super lân), 150 kg K2O (tƣơng đƣơng 250 kg clorua kali).

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi bột. Phân đạm và phân kali bón lót 1/3 vào các luống trƣớc khi trồng 7 ngày.

Bón thúc: Lƣợng phân còn lại chia đều bón cho 4 đợt: + Đợt 1: 10 ngày sau trồng: 1/4 đạm + 1/4 kali.

+ Đợt 2: Trƣớc khi cây ra hoa: 1/4 đạm + 1/4 kali. + Đợt 3: Khi hình thành quả: 1/4 đạm + 1/4 kali. + Đợt 4: Sau thu hoạch đợt 1: 1/4 đạm + 1/4 kali.

Tiến hành trồng và bón phân và chăm sóc theo quy trình canh tác của Viện cây rau quả trung ƣơng [12], [13].

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thƣờng bị thối đuôi do thiếu calci. Vì vậy phun bổ sung thêm calci (CaCl2) phun định kỳ 10 ngày/lần. Đồng thời phun Ridomin ngừa thán thƣ và bệnh đốm vằn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)