Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định:

2.4.2.1. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trước khi trồng thí nghiệm

*Cách lấy mẫu đất phân tích: Dùng dao nhọn đào hố kích thƣớc 20 x 20 x 20 cm trong diện tích trồng cây để lấy đất 5 vị trí khác nhau (4 góc và vùng trung tâm của lô đất trồng), mỗi hố lấy 200 g trộn chung, phơi khô ở nhiệt độ trong phòng. Sau đó loại bỏ tạp chất, nghiền nhỏ và rây lấy bột mịn đem phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ tổng số, nitơ, kali dễ tiêu. Các chỉ tiêu trong đất đƣợc phân tích tại Viện KHKTNNDHNTB.

Chỉ tiêu độ mùn đƣợc xác định theo thang phân chia của Walkley – Black, nitơ dễ tiêu theo phƣơng pháp của Chiuriu – Conomova, kali dễ tiêu theo phƣơng pháp của Kiecxanop, pH đo bằng máy đo pH cầm tay.

2.4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+Thời gian sinh trƣởng (ngày): Xác định vào giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả

+ Chiều cao cây (cm): Dùng thƣớc kẻ li đo từ gốc đến ngọn cao nhất vào giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả.

+ Số nhánh/cây: Đếm số nhánh /cây vào 2 thời điểm trƣớc khi ra hoa và hình thành quả.

+Số hoa/nhánh: Đếm số hoa /nhánh từ khi cây ra hoa khoảng 80% cho đến 66 ngày và đếm 1 lần/tuần.

+ Các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh, số hoa, mỗi công thức xác định 15 cây.

số hoa đậu quả. Mỗi công thức theo dõi 15cây.

+ Kích thƣớc quả (cm): Dùng thƣớc kỹ thuật để đo đƣờng kính, chiều dài quả. Mỗi công thức xác định 30 quả.

2.4.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu năng suất

+ Số quả trên cây: Đếm tổng số quả /cây ở mỗi công thức qua các lần thu hoạch.

+ Khối lƣợng lƣợng trung bình/ quả (g): Dùng cân tiểu ly cân khối lƣợng của một quả. Mỗi công thức xác định 30 quả, từ đó tính trung bình khối lƣợng của một quả.

+ Khối lƣợng quả/cây: Dùng cân tiểu ly cân toàn bộ các quả/cây. Mỗi công thức xác định 30 cây. Sau đó tính trung bình của một cây.

+Tỷ lệ chất khô: Cân khối lƣợng tƣơi của quả loại bỏ cuống. Sấy khô ở 1050C, đem cân lại đến khi thu đƣợc khối lƣợng không đổi.

+Hàm lƣợng chất khô đƣợc tính theo công thức m (%) =

Trong đó: m1: Khối lƣợng quả trƣớc khi sấy. m2: Khối lƣợng quả sau khi sấy

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = Số cây/m2 x khối lƣợng trung bình 1 quả (g) x số quả/cây x 102

.

- Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha): Cân toàn bộ khối lƣợng quả (kg) ở mỗi công thức thí nghiệm qua các đợt thu hoạch và quy về tấn/ha.

2.4.2.4. Chỉ tiêu về chống chịu sâu, bệnh

+Tỉ lệ cây bị sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hại/Tổng số cây điều tra) x100 +Tỉ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh hại/Tổng số cây điều tra) x100 +Tỉ lệ quả bị sâu đục (%) = (Số quả bị sâu đục/Tổng số quả điều tra) x100

2.4.2.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hoá sinh

1050C đến khối lƣợng không đổi, sau đó cân lại khối lƣợng khô.

+ Hàm lƣợng acid hữu cơ trong quả (mg/100 g khối lƣợng tƣơi): Theo phƣơng pháp A.I. Ecmacov (1973) [1], [24].

+ Diệp lục tổng số trong lá, quả: Dùng etanol 96% để chiết rót diệp lục, sau đó đo mật độ quang trên máy quang phổ ở bƣớc sóng 665 nm và 649 nm.

+ Kết quả đƣợc tính theo công thức của Winterrmans, De Mots, 1965: Ca (mg/l) = 13,70x E665 – 5,76 x E649

Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,60 x E665 Ca+b (mg/l) = 6,10 xE665 + 20,04 x E649

+ Hàm lƣợng diệp lục (mg/g chất tƣơi) đƣợc tính theo công thức:

Trong đó:

A: Hàm lƣợng diệp lục trong mẫu (mg/g chất tƣơi) C: Nồng độ sắc tố (mg/l) (Ca, Cb, Ca+b)

P: Khối lƣợng mẫu (g)

V: Thể tích dịch chiết sắc tố (ml

+ Hàm lƣợng vitamin C (mg/100 g khối lƣợng tƣơi): Xác định bằng phƣơng pháp nhuộm màu tinh bột và chuẩn độ bằng dung dịch iôt [23], [24].

2.4.2.6. Hiệu quả kinh tế:

Lợi nhuận (đồng) = Doanh thu – Chi phí sản xuất.

Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận/chi phí sản xuất

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm thu đƣợc xử lý bằng phần mềm Excell và Statistix 8.0 với các giá trị CV(%), LSD0,05 .

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)