Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến số nhánh cấp 1trên cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.3. Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến số nhánh cấp 1trên cây

Số nhánh/cây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến số hoa trên cây, số nhánh trên cây tăng từ đó làm cho số nụ hoa trên cây cũng tăng. Vì ở cây ớt sự phân nhánh luôn đi kèm với sự phân hoá nụ hoa. Đây cũng là yếu tố cấu thành nên năng suất của cây ớt. Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến số nhánh trên cây đƣợc chúng tôi xác định vào thời điểm trƣớc ra hoa (sau khi trồng 24 ngày) và hình thành quả (sau khi trồng 66 ngày), kết quả thu đƣợc đƣợc trình bày ở bảng 3.7. 0 20 40 60 80 100 120 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Chiều cao giai đoạn cây con Chiều cao giai đoạn ra hoa Chiều cao giai đoạn hình thành quả

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến số nhánh cấp 1 trên cây Công thức thí

nghiệm

Giai đoạn trƣớc ra hoa Giai đoạn hình thành quả Số nhánh/cây % so với ĐC Số nhánh/cây % so với ĐC

CT1 (ĐC) 8,27 a 100,00 9,64 c 100,00 CT 2 8,37 a 101,20 9,87 c 102,38 CT 3 8,78 a 106,26 11,52 a 119,50 CT 4 8,42 a 101,81 9,89 c 102,59 CT 5 8,57 a 103,62 10,32 b 107,05 Mức ý nghĩa * * CV (%) 7,27 9,18 LSD 0,05 1,29 0,23

Qua kết quả ở bảng 3.7 chúng tôi thấy ở giai đoạn trƣớc ra hoa, số nhánh/cây tƣơng đƣơng nhau, dao động từ 8,27 - 8,78 nhánh, và sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Ở giai đoạn hình thành quả, số nhánh/cây dao động từ 9,64 nhánh đến 11,52 nhánh, cao nhất ở CT3 (11,52 nhánh), tăng so với CTĐC 19,50%, thấp nhất ở CT1 (9,64 nhánh). Sự sai khác về số nhánh/cây ở CT3, CT5 với ở các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê. Số nhánh ở các CT1, CT2 và CT4 là tƣơng đƣơng nhau (9,64, 9,87 và 9,89 nhánh/cây) và sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, việc xử lý K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02% (CT3) và K2SO4 0,2% + CuSO4 0,03% (CT5) vào thời điểm trƣớc ra hoa đã có ảnh hƣởng tốt đến số nhánh/cây ở giai đoạn hình thành quả. Cụ thể, ở CT2 (9,87 nhánh), CT3 (11,52 nhánh), CT4 (9,89 nhánh), CT5 (10,32 nhánh). So với giai đoạn trƣớc ra hoa số nhánh/cây ở CT2 tăng thêm 1,5 nhánh; CT3 tăng thêm 2,74 nhánh; CT4 tăng thêm 1,47 nhánh.

Ảnh hƣởng của K2SO4 + CuSO4 đến số nhánh cấp 1trên cây ở giai đoạn trƣớc ra hoa và hình thành quả đƣợc minh họa ở đồ thị 3.4

Biểu đồ 3. 4. Số nhánh trên cây ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả

3.4. Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu về năng suất và năng suất của giống ớt lai F1-20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)