Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu phẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.5. Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu phẩm chất

quả của giống ớt lai F1-20.

- Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong quả ớt ở giai đoạn quả chƣa chín và quả chín.

- Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số và vitamin C.

2.3.6. Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến tỷ lệ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính.

2.3.7. Hiệu quả kinh tế của giống ớt lai F1-20 dưới tác động K2SO4CuSO4. CuSO4.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành gồm 5 CT:

- Công thức 1 (ĐC): Bón theo dân địa phƣơng (10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi + 120 kg N + 80 kg P205 + 150 kg K20) cho 1 hecta (nền)

- Công thức 2: Nền + K2SO4 0,1% + CuSO4 0,02% - Công thức 3: Nền + K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02% - Công thức 4: Nền + K2SO4 0,1% + CuSO4 0,03% - Công thức 5: Nền + K2SO4 0,2% + CuSO4 0,03% Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ Bảo vệ CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 1 Bảo vệ CT 4 CT 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 Bảo vệ

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Mật độ trồng ớt 3,2 cây/m2, hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 60 cm. Diện tích 1 ô thí nghiệm 10 m2, mỗi công thức lặp lại 3 lần, 30 m2/công thức, tổng diện tích thí nghiệm 150 m2. Chăm sóc, phân bón theo quy trình canh tác của Viện cây rau quả Trung ƣơng. Xử lý K2SO4 + CuSO4 ở các công thức thí nghiệm vào 3 giai đoạn: Trƣớc khi cây ra hoa (35 ngày ); khi cây ra quả( 61 ngày), trƣớc khi quả chín (82 ngày ). Phun K2SO4 + CuSO4 theo nồng độ ở các CT trực tiếp vào lá và vào gốc cây ớt. Liều lƣợng phun 16 lít/sào (320 lít/ha).

- Kỹ thuật canh tác:

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh: Thực hiện theo quy chuẩn quốc gia

tế của địa phƣơng.

+ Làm đất gieo hạt: Chọn đất vƣờn, xới thật tơi xốp, trộn với phân chuồng ủ mục theo tỉ lệ 2 đất: 1 phân chuồng.

Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống trƣớc khi gieo loại bỏ hạt xấu, ngâm trong nƣớc nóng 450

C trong 15 phút.

Kỹ thuật gieo hạt: Gieo hạt trên luống đất đã xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu hại. Sau 8 – 10 ngày hạt mọc, tiếp tục chăm sóc, tƣới phân hóa học pha loãng cho cây con, phun thuốc thán thƣ để phòng bệnh. Cây con sau khi mọc 40 ngày, cao 16 cm nhổ đem trồng vào đất thí nghiệm đã chuẩn bị trƣớc.

Đất trồng cây đƣợc cày bừa kỹ, để ải rồi lên luống rộng 1,0 m; cao 25 cm. Luống trồng có phủ màng nilông, trên luống trồng 2 hàng cách nhau 80 cm, cây cách cây 60 cm.

+ Bón phân: Bón phân cho giai đoạn gieo trong bầu; Trộn đều vào đất cho

1 m2 vƣờn ƣơm 100 g vôi bột + 2 kg phân hữu cơ hoai mục trƣớc khi gieo hạt 5 - 7 ngày. Bón phân cho ruộng trồng; Tổng số phân bón cho 1 ha nhƣ sau:

Vôi bột: 500 kg phân chuồng hoai: 10 tấn, 120 kg N (tƣơng đƣơng 260 kg urê), 80 kg P2O5 (tƣơng đƣơng 500 kg super lân), 150 kg K2O (tƣơng đƣơng 250 kg clorua kali).

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và vôi bột. Phân đạm và phân kali bón lót 1/3 vào các luống trƣớc khi trồng 7 ngày.

Bón thúc: Lƣợng phân còn lại chia đều bón cho 4 đợt: + Đợt 1: 10 ngày sau trồng: 1/4 đạm + 1/4 kali.

+ Đợt 2: Trƣớc khi cây ra hoa: 1/4 đạm + 1/4 kali. + Đợt 3: Khi hình thành quả: 1/4 đạm + 1/4 kali. + Đợt 4: Sau thu hoạch đợt 1: 1/4 đạm + 1/4 kali.

Tiến hành trồng và bón phân và chăm sóc theo quy trình canh tác của Viện cây rau quả trung ƣơng [12], [13].

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thƣờng bị thối đuôi do thiếu calci. Vì vậy phun bổ sung thêm calci (CaCl2) phun định kỳ 10 ngày/lần. Đồng thời phun Ridomin ngừa thán thƣ và bệnh đốm vằn.

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định:

2.4.2.1. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trước khi trồng thí nghiệm

*Cách lấy mẫu đất phân tích: Dùng dao nhọn đào hố kích thƣớc 20 x 20 x 20 cm trong diện tích trồng cây để lấy đất 5 vị trí khác nhau (4 góc và vùng trung tâm của lô đất trồng), mỗi hố lấy 200 g trộn chung, phơi khô ở nhiệt độ trong phòng. Sau đó loại bỏ tạp chất, nghiền nhỏ và rây lấy bột mịn đem phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ tổng số, nitơ, kali dễ tiêu. Các chỉ tiêu trong đất đƣợc phân tích tại Viện KHKTNNDHNTB.

Chỉ tiêu độ mùn đƣợc xác định theo thang phân chia của Walkley – Black, nitơ dễ tiêu theo phƣơng pháp của Chiuriu – Conomova, kali dễ tiêu theo phƣơng pháp của Kiecxanop, pH đo bằng máy đo pH cầm tay.

2.4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+Thời gian sinh trƣởng (ngày): Xác định vào giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả

+ Chiều cao cây (cm): Dùng thƣớc kẻ li đo từ gốc đến ngọn cao nhất vào giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả.

+ Số nhánh/cây: Đếm số nhánh /cây vào 2 thời điểm trƣớc khi ra hoa và hình thành quả.

+Số hoa/nhánh: Đếm số hoa /nhánh từ khi cây ra hoa khoảng 80% cho đến 66 ngày và đếm 1 lần/tuần.

+ Các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh, số hoa, mỗi công thức xác định 15 cây.

số hoa đậu quả. Mỗi công thức theo dõi 15cây.

+ Kích thƣớc quả (cm): Dùng thƣớc kỹ thuật để đo đƣờng kính, chiều dài quả. Mỗi công thức xác định 30 quả.

2.4.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu năng suất

+ Số quả trên cây: Đếm tổng số quả /cây ở mỗi công thức qua các lần thu hoạch.

+ Khối lƣợng lƣợng trung bình/ quả (g): Dùng cân tiểu ly cân khối lƣợng của một quả. Mỗi công thức xác định 30 quả, từ đó tính trung bình khối lƣợng của một quả.

+ Khối lƣợng quả/cây: Dùng cân tiểu ly cân toàn bộ các quả/cây. Mỗi công thức xác định 30 cây. Sau đó tính trung bình của một cây.

+Tỷ lệ chất khô: Cân khối lƣợng tƣơi của quả loại bỏ cuống. Sấy khô ở 1050C, đem cân lại đến khi thu đƣợc khối lƣợng không đổi.

+Hàm lƣợng chất khô đƣợc tính theo công thức m (%) =

Trong đó: m1: Khối lƣợng quả trƣớc khi sấy. m2: Khối lƣợng quả sau khi sấy

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = Số cây/m2 x khối lƣợng trung bình 1 quả (g) x số quả/cây x 102

.

- Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha): Cân toàn bộ khối lƣợng quả (kg) ở mỗi công thức thí nghiệm qua các đợt thu hoạch và quy về tấn/ha.

2.4.2.4. Chỉ tiêu về chống chịu sâu, bệnh

+Tỉ lệ cây bị sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hại/Tổng số cây điều tra) x100 +Tỉ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh hại/Tổng số cây điều tra) x100 +Tỉ lệ quả bị sâu đục (%) = (Số quả bị sâu đục/Tổng số quả điều tra) x100

2.4.2.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hoá sinh

1050C đến khối lƣợng không đổi, sau đó cân lại khối lƣợng khô.

+ Hàm lƣợng acid hữu cơ trong quả (mg/100 g khối lƣợng tƣơi): Theo phƣơng pháp A.I. Ecmacov (1973) [1], [24].

+ Diệp lục tổng số trong lá, quả: Dùng etanol 96% để chiết rót diệp lục, sau đó đo mật độ quang trên máy quang phổ ở bƣớc sóng 665 nm và 649 nm.

+ Kết quả đƣợc tính theo công thức của Winterrmans, De Mots, 1965: Ca (mg/l) = 13,70x E665 – 5,76 x E649

Cb (mg/l) = 25,80 x E649 – 7,60 x E665 Ca+b (mg/l) = 6,10 xE665 + 20,04 x E649

+ Hàm lƣợng diệp lục (mg/g chất tƣơi) đƣợc tính theo công thức:

Trong đó:

A: Hàm lƣợng diệp lục trong mẫu (mg/g chất tƣơi) C: Nồng độ sắc tố (mg/l) (Ca, Cb, Ca+b)

P: Khối lƣợng mẫu (g)

V: Thể tích dịch chiết sắc tố (ml

+ Hàm lƣợng vitamin C (mg/100 g khối lƣợng tƣơi): Xác định bằng phƣơng pháp nhuộm màu tinh bột và chuẩn độ bằng dung dịch iôt [23], [24].

2.4.2.6. Hiệu quả kinh tế:

Lợi nhuận (đồng) = Doanh thu – Chi phí sản xuất.

Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận/chi phí sản xuất

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm thu đƣợc xử lý bằng phần mềm Excell và Statistix 8.0 với các giá trị CV(%), LSD0,05 .

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất thí nghiệm trƣớc khi trồng

Để tìm hiểu khả năng sử dụng chất dinh dƣỡng của giống ớt lai F1 -20 trồng trên đất xã Mỹ Lộc, Phù Mỹ, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu nông hóa trong đất trƣớc khi trồng, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả Phƣơng pháp phân tích

1 pH KCl 7,3 TCVN 5979: 2007 2 OM tổng số % 1,99 TCVN 4050: 1985 3 Nitơ dễ tiêu mg/100g đất 1,23 TCVN 5255: 2009 4 K2O dễ tiêu mg/100g đất 8,19 TCVN 8662: 2011 5 Độ chua trao đổi mg/100g đất 0,10 TCVN 4403: 2011

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy đất nơi tiến hành thí nghiệm có độ pH trung tính pH =7.35, hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số đạt 1,99% thuộc mức nghèo, N dễ tiêu và K2O dễ tiêu trong đất cũng tƣơng đối nghèo dinh dƣỡng [19]. Vì vậy, khi trồng ớt trên đất này cần bổ sung thêm phân bón có những nguyên tố thiết yếu cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây nhƣ K, S, Cu, ..., là cần thiết nhằm thu hoạch đạt năng suất cao hơn.

3.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá ớt F1-20 dƣới ảnh hƣởng của K2S04 và CuSO4 K2S04 và CuSO4

3.2.1. Hàm lượng nước tổng số và chất khô trong lá ớt ở giai đoạn trước ra hoa và hình thành quả trước ra hoa và hình thành quả

Việc nghiên cứu hàm lƣợng nƣớc và chất khô trong lá ở các giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả là một chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây ớt, vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích và thu đƣợc kết quả sau ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa và hình thành quả

Công thức thí nghiệm

Hàm lƣợng nƣớc và chất khô trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa

Hàm lƣợng nƣớc và chất khô trong lá ở giai đoạn hình thành quả Hàm lƣợng nƣớc trong lá (%) Hàm lƣợng chất khô trong lá (%) Hàm lƣợng nƣớc trong lá (%) Hàm lƣợng chất khô trong lá (%) CT 1 (ĐC) 83,54 16,46 a 80,13 19,87 b CT 2 82,60 17,40 a 79,81 20,19 ab CT 3 82,54 17,46 a 78,53 21,47 a CT 4 82,64 17,36 a 81,51 19,49 b CT 5 83,30 16,70 a 80,53 19,47 b CV (%) 3,53 0,95 LSD 1,85 1,44

Qua bảng 3.2 cho thấy ở giai đoạn cây trƣớc ra hoa hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá ớt ở các CT thí nghiệm dao động từ 82,54 - 83,54% và sai khác nhau không đáng kể. Hàm lƣợng chất khô trong lá cũng biến động không nhiều, từ 16,46 -17,46% và sai khác không có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn hình thành quả ở tất cả các công thức thí nghiệm đều có hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá giảm so với ở giai đoạn ra hoa. Cụ thể thấp nhất ở CT3 (78,35%), tiếp đến ở CT2 (78,81%), cao nhất ở CT4 (81,51%), còn ở CT1 và ở CT5 có hàm lƣợng nƣớc tổng số tƣơng đƣơng nhau, chiếm 80,13 và 80,53%. Sự sai khác về hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá ở CT3 (xử lý K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02%) sai khá có ý nghĩa thống kê so với ở công thức đối chứng và ở các công thức xử lý khác. Ngƣợc lại, hàm lƣợng chất khô trong lá ở giai đoạn hình thành quả ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với giai đoạn trƣớc ra hoa. Trong đó, cao nhất ở CT3 (21,47%), tiếp đến ở CT2 (20,19%), còn ở CT1, CT4 và ở CT5 tƣơng đƣơng nhau (lần lƣợt chiếm 19,87; 19,49 và 19,49). Tuy nhiên, sự sai khác về hàm lƣợng chất khô trong lá chỉ ở CT3 với ở các công thức khác có ý nghĩa thống khê.

Qua kết quả thu đƣợc cho thấy phun thêm dung dịch K2SO4 0,2% + CuSO4 0,02% cho cây ớt đã làm tăng hàm lƣợng chất khô trong lá. Điều này có thể do kali và đồng đã làm tăng cƣờng hoạt động của một số enzyme nhƣ proteinkinase, lipsae, ATPase, peroxidase, cellulolase…., làm tăng cƣờng độ quang hợp, tăng sự tích lũy các chất, dẫn đến làm tăng sự tích lũy chất khô trong lá [18].

Hàm lượng nước tổng số trong lá ở giai đoạn cây ra hoa và hình thành quả được thể hiện ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả

3.2.2. Hàm nitơ tổng số trong lá ớt ở giai đoạn trước ra hoa và hình thành quả thành quả

Nitơ là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với thực vật. Tham gia nhiều quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây trồng và quyết định đến năng suất và chất lƣợng thu hoạch. Nitơ có mặt hầu hết trong các hợp chất của tế bào nhƣ: protein, acid nucleic, diệp lục, các chất dự trữ năng lƣợng (ATP, ADP…), các chất điều hoà sinh trƣởng. Do đó, nitơ điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lƣơng, quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xác định hàm lƣợng nitơ trong lá ớt qua các giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả, thu đƣợc kết quả ở bảng 3.3.

76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Hàm lượng nước trong lá ở giai đoạn ra hoa

Hàm lượng nước trong lá ở giai đoạn hình thành quả

Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của K SO4 và CuSO4 đến hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá ở giai đoạn cây trƣớc ra hoa và hình thành quả

Công thức thí nghiệm

Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá (% khối lƣợng ) Giai đoạn cây

trƣớc ra hoa % so với ĐC

Giai đoạn cây

hình thành quả % so với ĐC CT 1 (ĐC) 4,41 100,00 3,34 100,00 CT 2 4,10 92,97 4,17 124,85 CT 3 3,61 81,85 3,99 119,46 CT 4 3,54 80,27 4,34 129,94 CT 5 3,15 71,42 2,92 87,42

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:

Ở giai đoạn cây trƣớc ra hoa, hàm lƣợng nitơ tổng số lá ở các công thức thí nghiệm dao động từ 3,15 - 4,4%. Ở giai đoạn này hàm lƣợng nitơ ở các công thức thí nghiệm đều giảm so với ở công thức đối chứng. Hàm lƣợng nitơ thấp nhất ở CT5 (3,15%), thấp hơn so với công thức đối chứng 28,58%. Hàm lƣợng nitơ ở công thức thí nghiệm khác (CT2, CT3, CT4) giảm so với ở CTĐC lần lƣợt là 7,03, 18,15, 19,73%).

Tƣơng tự nhƣ vậy ở giai cây hình thành quả hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá ớt ở các công thức thí nghiệm dao động từ 2,92 – 4,34%, đạt cao nhất ở CT4 (4,34%), tiếp đến ở CT2 (4,17%) và thấp nhất ở CT5 (2,92%). Nhìn chung, ở giai đoạn hình thành quả hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá cao hơn ở giai đoạn ra hoa một ít. Trong đó, ở các công thức có xử lý kalisulfat và đồng sulfat hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá đều cao hơn so với đối chứng từ 19,46 – 29,94%, ngoại trừ ở CT5. Nhƣ vậy, việc phun K2SO4 và CuSO4 ở các nồng độ khác nhau không ảnh hƣởng nhiều đến sự tích lũy nitơ tổng số trong lá ớt. Tuy nhiên, hàm lƣợng nitơ tổng số không có tƣơng quan thuận với hàm lƣợng chất khô trong lá. Nghĩa là hàm lƣợng chất khô trong lá cao nhƣng nitơ tổng số có thể thấp.

3.2.3 Ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến hàm lượng các loại diệp lục trong lá ớt ở giai đoạn trước ra hoa và hình thành quả lục trong lá ớt ở giai đoạn trước ra hoa và hình thành quả

Trong đời sống thực vật, quang hợp là quá trình sinh lý quan trọng, không có quang hợp thì cây không có vật chất và năng lƣợng để tồn tại, sinh trƣởng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)