Tình hình nghiên cứu và sản xuất ớt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.7.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ớt ở Việt Nam

Nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam còn rất nhiều mới mẻ, chủ yếu là Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Dinh dƣỡng học, Viện Khoa học Nông nghiệp và các trƣờng đại học Nông nghiệp I, đại học Nông Lâm Huế…về một số khía cạnh của cây ớt nhằm phục vụ sản xuất. Tiềm năng phát triển cây ớt ở nƣớc ta

rất to lớn, đặc biệt ở các tỉnh Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài trên 30.000 ha đất cát biển đều có khả năng trồng ớt. Do ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên khối lƣợng ớt trái vụ đƣợc sản xuất ngày càng nhiều hơn [30].

Về giống, có hai nhóm giống đƣợc trồng là nhóm ớt cay và ớt ngọt. Đã có công trình nghiên cứu chọn tạo giống số 01 của Nguyễn Thị Thuận, có nguồn gốc từ giống ớt nhỏ quả Thái Lan cho năng suất 7 - 10 tấn/ha, có tỷ lệ chất khô cao (trên 20%).

Công ty Syngenta Việt Nam đã cung ứng hai giống ớt cay P34 và P22 cho ngƣời dân vùng Trung Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng. Qua nghiên cứu thực nghiệm ngƣời ta thấy hai giống ớt này thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Chúng sinh trƣởng mạnh, khả năng phân cành cao, ra hoa tập trung, tỉ lệ đậu quả cao. Khối lƣợng quả 20 g/quả, chiều dài trung bình 16 - 18 cm, đƣờng kính 2 - 2,5 cm, vỏ dày, kháng sâu, bệnh và thích ứng với điều kiện bất lợi tốt [48], [49].

Những nghiên cứu về phân vi lƣợng cho ớt bƣớc đầu đã đƣợc chú ý qua việc sản xuất và sử dụng các chế phẩm tăng năng suất, phân bón lá: Công ty hóa nông nghiệp và thƣơng mại Thiên Sinh, xí nghiệp sản xuất phân bón lá Sài Gòn nghiên cứu sản xuất các chế phẩm tăng năng suất rau, đậu, ớt và đã triển khai phun cho ớt trên nhiều địa bàn trồng ớt có kết quả tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lƣợng capsaicine cao hơn.

Ở nƣớc ta, cây ớt đã đƣợc trồng từ lâu đời nhƣng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung (Bình-Trị-Thiên), vùng ven đô, khu vực đông dân cƣ (Hà Nội, Hải Dƣơng, Thái Bình, Vĩnh Phúc…). Vùng chuyên canh ớt đã đƣợc hình thành ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện tích trồng ớt có thể mở rộng ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ. Việt Nam đang nổi lên nhƣ một nƣớc xuất khẩu

ớt lớn. Giá trị của ớt góp phần đƣa Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2010 tăng 27,8% [49].

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt của nƣớc ta: Ở Việt Nam ớt đã đƣợc trồng khắp nơi, có những cây mọc hoang nhƣng có lẽ do trƣớc đó có ngƣời trồng rồi bỏ đi nơi khác còn sót giống lại. Các tỉnh có diện tích canh tác và sản lƣợng cao nhƣ: Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An, Gia Lai, Bình định… [13].

Ở Bình Định: Nhận thấy cây ớt cho hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân huyện Tây Sơn tập trung phát triển loại cây trồng này. Ngoài vùng chuyên canh ớt của xã Bình Hòa, nông dân các xã Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tân, Bình Nghi đã mở rộng trồng cây ớt trên đất vƣờn thừa, đất màu chuyển đổi từ những cây trồng kém hiệu quả nhƣ mía, mì, dƣa hấu,… Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân huyện trồng 175,2 ha ớt, tăng 30 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó Tây Thuận là xã có diện tích ớt vụ Đông Xuân nhiều nhất với 43 ha.

Huyện Phù Mỹ, địa phƣơng đƣợc mệnh danh là “thủ phủ ớt” của tỉnh Bình Định với diện tích cả nghìn ha/năm, đang thời điểm thu hoạch rộ mà giá ớt từ “đỉnh cao” rớt xuống tận đáy, hiện tiền bán ớt không đủ trả công hái. Theo ông Trần Minh Tuấn, phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, vụ Đông Xuân năm nay nông dân huyện Phù Mỹ trồng đến 1.262 ha ớt, tăng 29 ha so cùng kỳ năm trƣớc. Ớt đƣợc trồng hầu khắp các xã trên địa bàn huyện; trong đó, ngƣời dân ở 3 xã Mỹ Chánh, Mỹ Thành và Mỹ Thọ là trồng ớt chỉ thiên, các xã còn lại đều trồng ớt chỉ địa để xuất khẩu sang Trung Quốc, tập trung nhiều nhất tại các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài,Mỹ Trinh, Mỹ Lộc …

Phát triển mạnh về diện tích ớt nhƣng lại hoàn toàn bị động về đầu ra sản phẩm, nên nhiều năm qua nông dân huyện Phù Mỹ luôn thấp thỏm lo về thị trƣờng và giá cả. Vụ Đông Xuân 2020 - 2021, điệp khúc “đƣợc mùa mất

giá” lại tiếp tục rơi vào cây ớt Phù Mỹ.

Vụ ớt ĐX 2020 - 2021 nhờ thời tiết thuận lợi nên ớt trồng ở Phù Mỹ cho năng suất khá, đạt hơn 1,5 tấn/sào (500 m2) đối với ớt chỉ địa, ớt chỉ thiên đạt 1 tấn/sào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của K2SO4 và CuSO4 đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất của giống ớt cay lai f1 20 trồng ở xã mỹ lộc, huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 39 - 42)