3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của kali đối với cây trồng trên thế giớ
và ở Việt Nam
- Ở trên thế giới: Việc nghiên cứu hiệu lực của phân bón kali cũng đƣợc tiến hành rộng rãi trên nhiều đối tƣợng cây trồng nhƣ bông, nho, ngô, củ cải đƣờng, lúa mì…
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp cùng với viện Phân bón và Đất, Hắc Long Giang - Trung Quốc trên cây củ cải đƣờng cho thấy khi bón phân kali với các mức 50, 100, 150, 200 mg K2O/kg đất, thì mức phân bón kali 150 - 200 mg K2O/kg đất có tác dụng tích cực đến việc làm tăng số lƣợng lá, tăng chiều dài lá và tăng hàm lƣợng diệp lục trong lá so với các mức phân bón kali còn lại [42], [43].
Khoa Nghiên cứu cây trồng, thuộc Viện Khoa học Quốc gia Cai-ro, Ai Cập, đã thí nghiệm và chứng minh, bón phân kali với hàm lƣợng cao trong sự tƣơng thích với hàm lƣợng nitơ và phospho, làm tăng đáng kể nhiều dƣỡng chất trong củ cải đƣờng, trồng trong điều kiện đất nhiễm mặn [29].
Nghiên cứu của Guardia và Bellod (1980) cho thấy xử lý KCl 5 mM làm tăng chiều cao cây hƣớng dƣơng hơn 5,6 cm so với xử lý KCl 0,5 mM. Theo Grewal và Singh (1980) cũng cho thấy bón KCl (84 kg K2O/ha) cho khoai tây NS củ đạt 2,87 tấn/ha, còn bón ở mức 42 kg K2O /ha NS đạt 2,16 tấn/ha [9].
Kết quả nghiên cứu của V.Licina và N. Markovic, trên cây nho trồng trên đất rừng nâu xám (1994 -1996) với mức phân bón kali là 0, 50, 100, 150 kg K2O/ha đã chứng minh mức phân bón kali 150 kg K2O/ha làm tăng tỷ lệ thụ tinh, và tăng hàm lƣợng đƣờng trong quả hơn những công thức khác [35]. Theo các nghiên cứu của GF Atkinson và cộng sự (1980) trên đối tƣợng cây bông cho thấy nếu thiếu kali trong đất sẽ gây ra bệnh rỉ sắt nghiêm trọng trên cây này và còn làm cho chất lƣợng sợi bông giảm rõ rệt. Tác giả cũng đã chứng minh kali tăng khả năng phân hóa mầm hoa, tăng khả năng sinh sản, từ đó làm tăng năng suất thu hoạch bông [9].
- Ở Việt Nam: theo Lê Văn Căn [19], quá trình phong hoá thổ nhƣỡng nƣớc ta làm cho đất nghèo dần kali. Cho đến nay chƣa có nhiều thí nghiệm về phân kali, nhƣng có thể nhận định trong rất nhiều trƣờng hợp ở Việt Nam cần phải bón phân kali thì mới đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao.
Học viện Nông Lâm đã có các thí nghiệm chứng minh rằng mặc dù đất không nghèo kali, và khả năng phục hồi kali mạnh, khi bón thêm kali ở vụ đầu không thấy bội thu đáng kể, nhƣng khi chỉ bón phân đơn N, P qua hai vụ, đã thấy rõ là có bổ sung thêm kali, năng suất cao hơn hẳn bên không có kali. Nhƣ vậy, ngay cả nền đất không phải nghèo kali, trồng trọt liên tiếp, thì sự phục hồi kali không đủ để trang trải kịp thời cho nhu cầu của cây trồng, cho nên bón phân kali cũng rất cần thiết [25], [26].
Việc nghiên cứu ảnh hƣởng của kali đến quá trình sinh trƣởng, phát triển, năng suất cây trồng đã đƣợc nhiều ngƣời tiến hành trên đối tƣợng cây lấy hạt, lấy củ, lấy đƣờng, lấy sợi nhƣ lúa, ngô, đậu tƣơng, khoai tây, đay, mía, lạc…
Theo Trần Đức Toàn và kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa về vai trò của kali đối với cây đậu tƣơng cho thấy kali làm tăng năng suất đậu tƣơng khoảng 45% so với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8 - 15kg đậu/kg K O. Đối với cây lạc, tùy theo lƣợng kali bón vào đất, năng suất lạc
tăng từ 13 đến 41% so với không bón, với hiệu suất sử dụng kali từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ khô/kg K2O [9].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Minh Dụ (1994), hiệu lực của kali đối với sắn thể hiện tƣơng đối rõ, bón phân kali cho sắn trên đất feralit và trên nền đất phù sa cổ có hiệu lực rõ rệt. Tùy theo nền N, P bón phối hợp, bón kali tăng năng suất 24 - 46 % so với không bón [42].
Công trình nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp về kali đối với cây mía cho thấy cây mía cần một lƣợng lớn kali cho sinh trƣởng, phát triển và tích lũy đƣờng. Lƣợng phân kali phù hợp cho cây mía là 250 kg K2O/ha thu hoạch đạt 10 tấn mía ở vùng nguyên liệu mía Tây Ninh [27].
Nghiên cứu phân bón KCl đối với cây mía trồng ở Nhơn Tân, An Nhơn; Võ Minh Thứ, Võ Ngọc Khanh (2013) cho thấy bón KCl ở mức 250 kg K2O/ha NS đạt 168,0 tấn/ha, bón 200 kg K2O/ha, NS đạt 147,8 tấn/ha và bón 150 kg K2O/ha NS chỉ đạt 128,0 tấn/ha. Chỉ số đƣờng (CCS) bón ở mức 200 và 250 kg K2O/ha tăng hơn so với mức bón 150 kg K2O/ha từ 0,46 1,68%, độ Brix tăng hơn 0,2 –1,2% [27 ].
Võ Minh Thứ, Đỗ Thị Xuân Hƣơng (2015) nghiên cứu phân bón KCl đối với cây hành trồng ở Phù Cát, Bình Định cũng cho thấy bón phân kali ở mức cao 180 kg K2O/ha và 190 kg K2O/ha đã làm tăng năng suất củ hành so với mức phân bón 170 kg K2O/ha từ 10,52% đến 22,01%; hàm lƣợng chất khô cao hơn 3,50 - 4,01% [28].
Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Tâm (2011) cho thấy bón phân KCl cho cây cà tím trồng tại Cam Lâm, Khánh Hòa với mức 200 kg K2O/ha NS đạt 37,78 tấn/ha, bón 250 kg K2O/ha), NS đạt 42,67 tấn/ha và bón 300 kg K2O/ha NS đạt 44,44 tấn/ha [26].
Theo Lê Thị Nhung (2012) bón phân KCl cho cây đậu xanh trồng ở Gia Lai với hàm lƣợng 100 kg K2O/ha cho năng suất 21,52 tạ/ha, bón 80 kg
Trần Xuân Hạnh (2016) nghiên cứu trên cây tỏi trồng ở Lý Sơn cũng đã đƣa ra kết luận: Năng suất thực thu của tỏi Lý Sơn bón phân KCl với hàm lƣợng 350 kg/ha (210 kg K2O/ha) cao hơn so bón phân KCl với hàm lƣợng 300 kg/ha (180 kg K2O/ha) là 1,06 tấn/ha, hàm lƣợng chất khô trong củ tăng hơn 1,41% [10].