Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 32 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại là quy tắc dùng để điều hành quan hệ giữa nội dung các lượt lời trong hội thoại. Nghĩa là điều hành nghĩa hàm ẩn và tường minh ở mỗi phát ngôn của các nhân vật hội thoại.

Quy tắc điều hành nội dung hội thoại do hai nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu tạo thành.

1.4.2.1. Nguyên tắc cộng tác

Tác giả của nguyên tắc cộng tác là Grice, và chính Grice chia nguyên tắc

cộng tác thành bốn phương châm hội thoại nhỏ:

a) Phương châm về lượng: Hãy làm đúng phần đóng góp của anh vào cuộc hội thoại mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.

Ví dụ:

- Sp1: Bao nhiêu tiền một cân gạo?

- Sp2: Mười nghìn một cân.

Câu trả lời của Sp2, Sp2 đã cung cấp lượng thông tin mà Sp1 mong muốn. Như vậy, cuộc thoại đó đã thực hiện đúng phương châm về lượng.

Để giải thích rõ phương châm về lượng, Grice đã minh họa: Nếu ai đó giúp tôi sửa xe, tôi mong đợi sự đóng góp của người đó phù hợp không hơn không kém với điều tôi đang chờ đợi. Nếu tôi cần bốn cái vít thì người đó đưa cho tôi không phải sáu, cũng không phải hai cái vít. Như vậy, ta có thể hiểu, phương châm về lượng là khi giao tiếp người nói có yêu cầu gì thì người nghe tra lời đúng với yêu yêu cầu đó, không trả lời thiếu hoặc thừa. Nếu trả lời thừa hay thiếu thì sẽ vi phạm phương châm về lượng, những người tham gia hội thoại sẽ nghĩ nó được tạo ra vì một lí do nào khác, hàm ý khác, không liên quan đến cuộc thoại đang diễn ra.

Ví dụ:

- Sp1: Chị mua cá không?

- Sp2: Cá này nhỏ. Cá lại không được tươi. Tôi không mua.

Câu trả lời của Sp2 có lượng thông tin nhiều hơn điều Sp1 cần biết. Sp2

đã vi phạm phương châm về lượng. Sp2 chỉ cần trả lời “Tôi không mua” là đủ

b) Phương châm về chất: Hãy làm cho phần đóng góp của anh là đúng. Đừng nói những gì mà anh tin rằng không đúng, đừng nói những gì mà anh không có đủ bằng chứng.

Ví dụ:

- Sp1: Cái Loan ngày mai lên xe hoa?

- Sp2: Đúng vậy, mai cái Loan đi lấy chồng. Tôi có thiệp mời đây này.

Trong câu trả lời của Sp2 có hai tham thoại, nhưng đáp ứng đúng đủ điều mà Sp1 muốn biết. Và câu trả lời có cơ sở chứ không phải là phỏng đoán. Giải thích cho phương châm về chất, Grice minh họa: tôi trông đợi một sự giúp đỡ thật sự chứ không phải một sự giúp đỡ vờ vẫn. Nếu tôi cần đường để làm một cái bánh ga tô thì tôi mong người đó đưa cho tôi đường chứ không phải đưa tôi muối. Nếu tôi cần một chiếc thìa thì tôi mong anh ta đưa tôi một chiếc thìa chứ không phải một cái cặp chả. Như vậy, phạm trù chất đòi hỏi người trả lời phải chính xác, đúng sự thật, đừng nói điều mà mình không biết, không có cơ sở.

Ví dụ:

- Sp1: Theo bà, chiều nay, trời có mưa không?

- Sp2: Chắc có.

Cuộc thoại nói về điều chưa biết, chưa xảy ra, không có cơ sở xác thực. câu trả lời của Sp2 là sự phỏng đoán, nên cuộc thoại trên đã vi phạm phương châm về chất.

Vậy là, việc các nhân vật hội thoại tuân thủ phương châm về chất sẽ giúp các bên giao tiếp có được lượng tin chính xác, đạt được đích giao tiếp, làm cho cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi, đúng hướng.

c) Phương châm quan hệ: Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, có nghĩa là hãy nói cho đúng chỗ.

Ví dụ:

- Sp1: Tôi bị lạc đường đến Dinh thống nhất?

- Sp2: Lên xe, tôi chở anh đi.

Ở cuộc thoại trên, ta thấy Sp2 đã giúp đỡ Sp2 đến Dinh thống nhất. Cuộc thoại thể hiện đúng phương châm quan hệ.

Để minh họa phương châm quan hệ, Grice nói: Tôi trông đợi sự giúp đỡ của người giúp tôi đúng vào điều tôi đang cần ở thời điểm cụ thể của việc tôi đương làm. Nếu tôi đang nhào bột làm bánh thì tôi không mong người giúp tôi đưa cho tôi cuốn sách hướng dẫn làm bánh hoặc đưa cho tôi một chiếc đĩa để xiên thịt.

Vậy thì, khi giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải đi thẳng vào vấn đề không nói ra ngoài lề, nếu họ nói ra ngoài lề thì phải hiểu nghĩa hàm ẩn trong câu nói.

Ví du:

- Sp1: Con ăn cơm không?

- Sp2: Con mua bánh rồi.

Câu trả lời của Sp2 cá vẻ không liên quan đến câu hỏi của Sp1, thật ra câu trả lời đã đáp ứng yêu cầu của câu hỏi. Với câu trả lời này Sp1 hiểu Sp2 không ăn cơm mà ăn bánh. Cuộc thoại vẫn tuân thủ phương châm quan hệ. Vậy, để biết cuộc thoại có tuân thủ phương châm quan hệ hay không, ta cần phải hiểu nghĩa hàm ẩn của câu nói.

d) Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ ràng. Tránh lối nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn, nói có trật tự.

Ví dụ:

- Sp1: Em mua gì đấy?

Trong câu trả lời của Sp2 rất rõ ràng về nghĩa, ngắn gọn, cụ thể đúng như điều Sp1 muốn biết. Cuộc thoại thể hiện đúng quan niệm về cách thức. Trong các phương châm hội thoại thì phương châm cách thức hay gặp nhất trong hội thoại, vì nó có liên quan đến những yêu cầu về diễn đạt trong giao tiếp hàng ngày. Để không bị hiểu nhầm nhau khi giao tiếp thì hãy nói rõ ràng, tường minh, đừng nói lập lờ, dài dòng và không đầu không đuôi. Phương châm cách thức giúp chúng ta hiểu rõ nội dung cuộc thoại và đạt kết quả thỏa đáng trong giao tiếp khi những người cùng tham gia cuộc thoại chú ý đến cách nói ngắn gọn, mạch lạc, không nói câu có nội dung tối nghĩa, nhiều nghĩa.

Ví dụ:

- Sp1: Cậu khỏe không?

- Sp2: Ngày nào cũng như ngày nào, đi đi về về một mình một bóng, vợ

con không có, chó mèo cũng không, mấy người bạn trong công ty cứ rủ lai rai vài xị cho đỡ mỏi. Tôi đâu có bằng như ông, vợ đẹp con xinh, mỗi lần tan sở về nhà có cơm nước lên mâm lên bát sẵn. Tôi làm sao khỏe bằng ông.

Ví dụ trên câu trả lời của Sp2 dài dòng, không mạch lạc, và không hướng vào trọng tâm câu hỏi. Nên vi phạm về phương châm cách thức. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong giao tiếp, hai bên nói và nghe (trả lời) đi vào trọng tâm vấn đề, nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh lối nói dài dòng.

1.4.2.2. Nguyên tắc quan yếu

Nguyên tắc quan yếu của Wilson và Sperber là một cơ chế khái quát hóa nhằm giải thích cơ chế tri nhận là cơ sở cho hoạt động giao tiếp. Wilson và Sperber cho rằng hoạt động thuyết giải các phát ngôn của chúng ta gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giải mã phát ngôn để rút ra hình thức lôgic của phát ngôn đó, cái hình thức lôgic này sẽ đảm nhiệm vai trò làm đầu vào cho giai đoạn thứ hai: giai đọan suy ý. Suy ý là giai đoạn trung tâm của hoạt động giải thuyết.

Tính quan yếu là hiểu câu nói của người nói mà người nghe trả lời, hay hành động cho phù hợp. Đó được gọi là quan yếu.

Ví dụ: Người chồng vừa bước vào nhà, thấy vợ, anh ta nói: Tôi chưa ăn

cơm. Người vợ hiểu là chồng mình cần ăn cơm nên đi dọn cơm cho chồng ăn.

Hành động dọn cơm phù hợp với câu nói của chồng, thì được cho là quan yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)