Hành vi hứa hẹn trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 101 - 132)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Hành vi hứa hẹn trực tiếp

Hành vi hứa trực tiếp trực tiếp là hình thức hứa hẹn biểu hiện bằng những phát ngôn ngữ vi có kết cấu là một biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

hứa hoặc các tổ hợp từ, tổ hợp phụ từ biểu đạt hành vi hứa. Các động từ ngữ vi hứa gồm: hứa, cam đoan; cam kết, bảo đảm, nguyện, tuyên thệ, thề, ... Và các tổ hợp từ: chắc chắn; nhất định sẽ, … Những cấu trúc này được thể hiện thông qua các phương thức ngôn ngữ đặc thù.

Có mặt thường xuyên trong đời sống giao tiếp của con người, hành vi hứa giữ vai trò chủ yếu trong chức năng biểu hiện thông tin giao tiếp của cộng đồng. Bên cạnh hành vi đe dọa thì hành vi hứa cũng là một hành vi thông dụng, ngoài ý nghĩa được biểu đạt trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp…) hay ý nghĩa tường minh, thì hành vi hứa được biểu đạt nhờ vào ngôn cảnh.

Đọan đối thoại giữa Tri và Đức trong truyện Cái mặt không chơi được:

- Dì nói thế nhưng anh không muốn đi với tôi thì cứ đi một mình. Dì chẳng biết đâu mà sợ.

Không biết nghĩ thế nào Đức bảo:

- Sợ thì tao không sợ. Nhưng từ mai tao cứ đi với mày cũng được. Chúng ta gọi thằng Kình nữa. Cả ba thằng cùng đi. [60, tr. 9].

Đoạn thoại này là đoạn song thoại của hai nhân vật Tri và Đức, mỗi nhân vật thực hiện một lượt lời. Lượt lời của Đức có bốn câu, trong đó biểu thức ngữ vi hứa: “Nhưng từ mai tao cứ đi với mày cũng được” động từ ngữ vi hứa “cứ đi”. Đức hứa với Tri từ mai sẽ đi học cùng, ngoài ra còn gọi thêm bạn đó là Kình cùng đi. Ở lời hứa này cho thấy thái độ của Đức rất chân thành và thật sự muốn thực hiện lời hứa trong tương lai gần “từ mai”. Với lời hứa đó, Đức đã làm cho Tri rất vui mừng, vui như ngày tết được mặc quần áo mới vậy. Tri còn mua kẹo về đãi Đức như một sự biết ơn. Hôm sau Đức đi học cùng Tri, Đức đúng là người trọng chữ tín, nói là làm.

Đấy là lời hứa của người anh họ đối với người em họ, hai người có mối quan hệ thâm tình, quan hệ gia đình. Lời hứa có độ tin cây cao, tạo dựng lòng

tin ở nhau, đều có thái độ vui vẻ, thoải mái.

Còn lời thoại sau đây là lời của Trinh một cô gái mà Ngạn yêu, Ngạn

muốn cưới Trinh về làm vợ, trong truyện Nhìn người ta sung sướng. Trinh là

cô gái tỉnh lẻ, lên Hà Nội kiếm sống, cô giỏi nói tiếng Tây, cô làm công cho tiệm thuốc tây, còn Ngạn cũng là một thanh niên tỉnh lẻ lên Hà Nội làm việc trong công ty bảo hiểm. Hai người tình cờ thuê ở chung một nhà, hai người làm quen, dần già Ngạn yêu Trinh, Ngạn thổ lộ tình yêu với Trinh, còn Trinh thì rất bình tĩnh trả lời Ngạn:

- Em cám ơn anh lắm! Nhưng… Thật là khó nói. Anh ạ, anh là người xứng đáng, nhưng từ trước đến nay em chỉ coi anh như bạn. Còn về sau thì chẳng biết. Em thành thực mong lòng em sẽ yêu anh. Nhưng hiện nay giá anh vui lòng đợi [60, tr. 24].

Đáp lại lời tỏ tình của Ngạn là một lời hứa, đây là lời hứa trong tình yêu. Nếu được tỏ tình, mà người nghe từ chối thẳng thừng thì sẽ làm đau lòng người nói, vì vậy người nghe dùng những lời nhẹ nhàng, khéo léo có ý “hàng hai” để từ chối và cũng là một lời hứa để người nghe không phải bị tổn thương, và có sự hi vọng chờ đợi. Trinh hứa hẹn sẽ “yêu” Ngạn trong tương lai. Lời hứa biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp.

Lời thoại này của Trinh có sáu câu. “Em cảm ơn anh lắm” lời bày tỏ thái độ với Ngạn sau khi biết tình cảm của Ngạn dành cho mình. “Nhưng… Thật là khó nói” lời biểu thị sự lúng túng vì được tỏ tình bất ngờ, nên không biết trả lời sao cho toàn vẹn, vừa không làm tổn thương đối phương mà cũng vừa lòng mình. “Anh ạ, anh là người xứng đáng, nhưng từ trước đến nay em chỉ coi anh như bạn” lời biểu thị sự nhận xét, đánh giá, khen tặng đối phương và nói rõ lòng mình. Lời nói rất chân thành, thẳng thắn. “Còn về sau thì chẳng biết” lời có ý ỡm ờ, Trinh gieo vào lòng Ngạn một sự hi vọng. “Em thành thực mong lòng em sẽ yêu anh” biểu thức ngữ vi hứa hẹn, động từ ngữ vi biểu

thị lời hứa “sẽ”. Nghe những lời ngon ngọt này Ngạn nuôi hi vọng, Ngạn tin tưởng vào tương lai không xa Trinh sẽ yêu mình, chính vì vậy mà anh đợi Trinh, đợi khi nào Trinh yêu Ngạn mới thôi. “Nhưng hiện nay giá anh vui lòng đợi” lời cuối của Trinh có ý cầu khiến, người nói yêu cầu người nghe đợi. Ngạn tin lời Trinh, nên đợi cô ba năm có lẻ.

Qua lời Trinh nói với Ngạn cho thấy đây là một cô gái tính tình không thẳng thắn, ỡm ờ, dù câu nói cho thấy người nói có vẻ rất thật thà, nghĩ sao nói vậy “chỉ coi anh như bạn” và “giờ anh vui lòng đợi”, Trinh rất khôn, không từ chối liền và cũng không đồng ý liền, cô còn lưỡng lự, phân vân bởi lòng cô chưa có Ngạn, bởi cô còn muốn được tự do hưởng thụ tuổi xuân, còn muốn gặp gỡ nhiều chàng trai để có sự lựa chọn. Lời hứa ấy đã vô tình giết chết một kẻ si tình. Ngạn hi vọng, tin tưởng Trinh, nên vui lòng đợi, đợi tới ba năm dài đằng đẵn. Và rồì, Ngạn đã lãng phí thời gian ba năm trời để đợi một tình yêu vô vọng, Trinh đi lấy chồng, lấy một ông ngoại quốc, nhiều tiền, nhiều tuổi chỉ gặp vài lần. Giờ nghĩ lại Ngạn thấy mình thật nực cười, ngu muội, đáng thương, Ngạn tự cười mình, cái cười chua chát, từ đó Ngạn đâm ra ghét những cô gái trẻ trung sống kiểu cách và lãng mạn.

Khi người nói hứa điều gì đó với người nghe, sẽ thực hiện điều gì đó trong tương lai, lời hứa đã tác động vào người nghe khiến người nghe tin tưởng, vui vẻ chờ đợi, nhưng lời hứa đó người nói không thực hiện được cho người nghe trong tương lai thì sẽ đem đến một tổn thất, tổn thương về mặt tinh thần, vật chất ở người nghe. Vậy, người nói là một người chỉ biết nói

suông, hứa cho có hứa. Với truyện ngắn Truyện tình, Nam Cao phê phán

những cô gái lẳng lơ, sống kiểu cách, giả dối và cười người nhẹ dạ, cả tin. Trinh là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, thích sống kiểu cách, lãng mạn, ham vui, thích trêu đùa tình cảm của người khác. Còn đây, một phụ nữ nông dân ở miền quê nghèo, thiếu ăn thiếu mặc cũng sinh nông nổi. Đó là vợ Lúng một

nhân vật trong truyện Đòn chồng. Vợ Lúng ra chợ đến hàng bánh dày mân mê một tấm bánh đầy đặn đưa lên miệng hết già nửa tấm bánh, còn non nửa tấm “Y ném tọt vào miệng nốt”, Y đưa một đồng xu trả cho chị hàng bánh, nhưng chị hàng bánh không chịu, hai bên đôi co dữ dội, chị hàng bánh giận dữ túm lấy cổ Y dúi xuống cho miếng bánh nảy ra khỏi miệng, chị hàng bánh nhặt miếng bánh lên phân bua cả chợ ai cũng biết, bị vạch trần, Y cứng họng, giọng ấp úng:

- Thì tôi giả… tôi giả hai xu… [60, tr. 34].

Lời vợ Lúng là một lời hứa nhưng khuyết động từ ngữ vi hứa. Nội dung lời hứa sẽ trả cho chị hàng bánh hai xu với mục đích để chị hàng bánh bình tĩnh lại mà bỏ qua cho Y. Chị hàng bánh không quan tâm đến lời hứa của vợ Lúng, chị biết Y còn tiền đâu mà trả. Vậy đấy, khi người ta đói người ta có thể làm những chuyện mà mình không muốn làm: lấy cắp, lấy trộm hay ăn gian ắn dối.

Từ lời hứa của vợ Lúng, cho thấy, khi bị phát hiện, vợ Lúng cũng biết xấu hổ, biết sợ, biết hối lỗi. Hành động không trung thực của vợ Lúng trong lúc đói, Nam Cao đã phơi bày thực trạng cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nghèo đói, u ám, ngột ngạt.

Ông hiệu trưởng hứa với thầy giáo Điền trong truyện Giăng sáng:

- Còn cái sự chuyển những cái ghế này thì không ngại. Tôi sẽ bảo thằng nhỏ buộc hai cái làm một, dùng cái đòn gánh nước, gánh ra tàu cho ông, còn từ bến màn về nhà ông, sẽ thuê một thằng bé nào độ năm xu, hay một hào [60, tr. 40].

Điền đang dạy học bỗng trường phải dẹp, nhà trường nợ Điền nửa tháng lương, trường không có tiền mặt trả Điền nên hiệu trưởng bảo Điền lấy bốn cái ghế mây trừ nợ. Điền miễng cưỡng nhận lấy. Thời buổi khó khăn, giờ bị mất việc, lại không có tiền còn chuyển bốn cái ghế về nhà thì tốn kém nữa.

Hiểu ý Điền, ông hiệu trưởng hứa “Tôi sẽ bảo thằng nhỏ buộc hai cái làm một, dùng cái đòn gánh nước, gánh ra tàu cho ông”, động từ ngữ vi hứa “sẽ”. Lời hứa chân thành làm yên lòng Điền. Điền nhẩm tính thấy có lợi nên nhận lời lấy bốn cái ghế. Thế là bốn cái ghế mây xộc xệch có mặt tại nhà Điền. Nhận bốn cái ghế mây xộc xệch thay tiền lương mà không một lời phàn nàn, kêu ca gì cho thấy Điền là người dễ tính, không hơn thua. Từ câu chuyện của thầy giáo Điền, Nam Cao nêu lên tấn bi kịch tinh thần của những giáo khổ trường tư lúc bấy giờ.

Trước cách mạng tháng Tám cuộc sống con người vô cùng khó khăn, từ người nông dân đến người trí thức. Nhiều gia đình đã nghèo lại còn cờ bạc, rượu chè đến nỗi đẩy gia đình đến cảnh “tan nhà, nát cửa”. Đó là chuyên về người đàn ông nông dân trong truyện Bán nhà, anh ta là một người nghèo, góa vợ, có hai con phải nuôi lại nhiều nợ do thói cờ bạc:

- Tôi nghe nói: chú định làm nhà. Làm nhà tre bây giờ cũng phải hai trăm đồng bạc. Chú cố gắng lên chút nữa, tôi để cái nhà gỗ nhà tôi cho.

- Bao nhiêu thì bác bán?

- Ba trăm, đúng.

Cái giá này hời lắm. Thấy hắn thật thà, tôi ái ngại. Tôi hỏi hắn: - Bác bán đi làm gì?

- Chẳng làm gì sốt. Tôi trót thua cay quá. Chết thì chết, tôi cũng còn phải gỡ. Trường vốn thì dễ gỡ. Tôi bán cái nhà đi, lấy vài trăm đồng để đi gỡ vài canh, xem thế nào [60, tr. 53].

Lời thoại trên có ba câu: “Tôi nghe nói: chú định làm nhà” là lời có ý

hỏi với mụch đích thăm dò, người bán nhà muốn người mua nhà có thật sự làm nhà hay không. “Làm nhà tre bây giờ cũng phải hai trăm đồng bạc” lời biểu kiến, thể hiện chính kiến về việc làm nhà bây giờ tốn nhiều tiền, theo người đàn ông bán nhà thì bây giờ có làm nhà tre, ngôi nhà được cho là dỏm

nhất cũng tốn rất nhiều tiền. “Chú cố gắng lên chút nữa, tôi để cái nhà gỗ nhà tôi cho”, đây là một lời hứa, lời hứa này có hai vế, vế thứ nhất “chú cố gắng

lên chút nữa” câu mở rộng thể hiện hành động có ý cầu khiến, yêu cầu người

mua vay mượn thêm tiền để đủ với giá trị ngôi nhà gỗ, vế thứ hai “tôi để cái nhà gỗ nhà tôi cho” biểu thức ngữ vi trọng tâm của hành động hứa, có động từ ngữ vi hứa “để”. Người bán hứa với người mua sẽ bán cái nhà gỗ cho người mua với điều kiện người mua phải hành động theo yêu cầu người bán. Trong lời hứa của người bán cho thấy sự chân tình, thẳng thắn, chắc chắn. Người mua nghe người bán phân tích rất hợp lý, nên đã đồng ý vay mượn thêm tiền mua nhà. Hai bên đều giữ chữ tín và đáp ứng nhu cầu của nhau. Thuận mua vừa bán, sự việc diễn ra nhẹ nhàng, thỏa mãn.

Thề cũng là một biểu hiện của hành động hứa. Đoạn thoại của vợ chồng

Thai trong truyện Làm tổ:

- Đấy! Chả đòi bán mãi đi! Giá bán rồi thì bây giờ được ngồi nhìn người ta ăn mà xít xoa.

Hắn cười:

- Người ta đùa đấy chứ ai chịu bán? Có ba sào vườn bán đi thì ở đâu?

- Úi chào!

- Thật chứ!... Bây giờ ai cứ trả hai trăm bạc, tôi có bán thì cho cứ phỉ vào mặt tôi [60, tr. 72].

“Thật chứ” câu trả lời của Thai, khẳng định chắc chắn Thai không bán vườn khi nghe vợ “Úi chao” tỏ thái độ không tin vào lời chồng. “Bây giờ ai cứ trả hai trăm bặc, tôi có bán thì cho cứ phỉ vào mặt tôi” câu này của Thai có hai vế, vế thứ nhất là thành phần là mở rộng do hành vi cầu khiến “Bây giờ ai cứ trả hai trăm bạc”, vế thứ hai là lời hứa dưới dạng một lời thề “tôi có bán thì cứ phỉ vào mặt tôi” động từ ngữ vi hứa “cứ phỉ”. Với lời hứa không bán vườn của Thai trước mặt vợ nhằm tạo dựng niềm tin trong lòng vợ.

Đoạn thoại của hai mẹ con Lưu trong tác phẩm Truyện tình:

- Con không biết. Giá con biết bảo mẹ đừng ra đón con; năm nay con không về.

Mẹ tôi sầm mặt. Tôi vội vàng cắt nghĩa:

- Sang năm lên lớp chương trình nặng lắm. Con phải ở đây để học ôn bài cũ và xem trước ít nhiều bài mới. Ở đây học với anh em cho vui, về nhà một mình ngại không học được; vả lại mình còn cần mượn sách của họ và có điều gì quên hay chưa biết thì hỏi nhau.

Mẹ tôi tin ngay. Người chỉ bảo:

- Nghỉ những ba tháng kia mà? Chả lẽ đi quanh năm, đến lúc được nghỉ cũng không về thăm cửa, thăm nhà một tý? Không muốn ở nhà lâu thì cũng về chơi dăm, ba ngày.

- Vâng, thế cũng được. Nhưng hôm nay con còn phải lại nhà ông giáo soạn sách cho ông ấy, nhân tiện mượn vài quyển về để học. Vậy mẹ cứ về đi, độ mai hay ngày kia con về [60, tr. 81].

Đó là một cuộc song thoại giữa mẹ Lưu và Lưu. Lưu còn đi học, mùa hè đến rồi mà cả nhà chưa thấy Lưu về, mẹ Lưu đi từ sáng sớm ra chỗ trọ đón Lưu nhưng Lưu lỡ hứa với Kha (cô bạn gái), mùa hè này ở lại không về quê, nên khi thấy mẹ ra Lưu không biết giải thích với mẹ thế nào cho hợp lí, Lưu đành nói dối mẹ.

Lời hứa của Lưu với mẹ “Vậy mẹ cứ về đi, độ mai hay ngày kia con về” lời này có hai vế, vế thứ nhất “vậy mẹ cứ về đi” là thành phần mở rộng do

hành vi cầu khiến tạo ra. Vế thứ hai là biểu thức ngữ vi hứa “độ mai hayngày

kia con về”. Lưu hứa với mẹ sẽ về nhà chơi trong hai ba ngày tới. Lời hứa rất chân thành, lịch sự, làm cho người mẹ tin, và người mẹ tin tưởng con thật nên đã về sớm một mình.

Trong truyện Một đám cưới, nhà Dần nghèo, đông anh chị em cộng với cuộc sống ngày một khó khăn nên càng chật vật hơn. Vì thế mà bố Dần nghĩ ra một cách nói với Dần:

- (…) Cho nên tao nhất định mang gửi chúng nó, rồi lên rừng một chuyến. Kiếm ăn được tao sẽ đem chúng nó đi(…) [60, tr. 150].

“Kiếm ăn được tao sẽ đem chúng nó đi” đó là biểu thức ngữ vi hứa, thông qua động từ hứa hẹn “sẽ”, nội dung hứa “đem chúng nó đi”, lời hứa này sẽ thực hiện với điều kiện bố Dần lên rừng kiếm có tiền. Lời hứa được báo trước chứ không phải là lời hứa suông. Không biết bố Dần có thực hiện được lời hứa hay không nhưng với lời hứa đó cho thấy đây là một ông bố rất thương yêu con, chăm lo cho con, không để con bị thiếu thốn.

- Nhất định hôm nay không đi đâu cả… Lấy tiền xong là về ngay… Nhưng Từ bảo:

- Mình đi phố thì đi ăn đi nhé. Còn có ít gạo chỉ đủ cho lũ trẻ. Em chả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 101 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)