Dụng ý của hành vi đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Dụng ý của hành vi đe dọa

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, phổ biến nhất của con người, thông qua ngôn ngữ người nói diễn đạt thành lời điều mình muốn nói còn người nghe cũng dựa vào ngôn ngữ để hiểu được điều người nói muốn truyền đạt.

Trong cuộc sống bên cạnh hành động dùng “nắm đấm” làm tổn thương người khác hoặc làm tổn thương chính mình khi muốn yêu cầu, khuyên nhủ, cảnh báo, hay đe dọa người khác về một việc gì đó sắp xảy ra, thì còn có dùng ngôn ngữ, chỉ cần bằng lời nói cũng có thể cảnh báo, đe dọa người khác. Và trong truyện ngắn Nam Cao, hành vi đe dọa vật lí như là dùng vũ lực rất ít, chủ yếu là đe dọa bằng ngôn ngữ. Thật vậy, khi người nói, nói những lời gì đó mà làm cho người nghe sợ và làm theo yêu cầu của người nói, đó được cho là hành vi, hành vi này được hiểu là hành vi đe dọa bằng ngôn ngữ. Có nghĩa là khi giao tiếp, để đạt được mục đích và làm người nghe sợ mà làm theo yêu cầu của người nói thì người nói dùng phát ngôn của mình, nói ra những lời có ý đe dọa, đùng ngôn ngữ có tính sát thương cao và là cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả hơn là dùng vũ lực.

Vì vậy mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho yêu nước thời phong kiến, ông bị mù đôi mắt nên chỉ có thể dùng văn chương để chống giặc

ngoại xâm, ông từng nói:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

(Nguyễn Đình Chiểu)

Để người nói đe dọa được người nghe, và người nghe thực hiện yêu cầu của người nói thì nội dung lời đe dọa phải tác động đến người nghe, làm cho người nghe lo lắng, sợ hãi. Có nhiều kiểu đe dọa, đe dọa về thể xác với các từ: đánh, tát, đập, đâm, chém, giết hoặc chết. Đe dọa về thể diện: mắng, chửi, sỉ nhục…. Đe dọa về quyền lợi: phạt, không cho ăn, đuổi việc, đuổi ra khỏi nhà, cúp lương…

Hành vi đe dọa bằng ngôn ngữ thường không có thể hiện một cách rõ ràng tường minh mà được biểu thị thông qua phương tiện ngôn ngữ, đó là những từ có ý nghĩa cảnh báo, đe dọa như: cho mày biết, cho mày chết, liệu hồn mày, hoặc thể hiện qua kết cấu câu điều kiện: Nếu A…thì B, không A…thì B, và A thì B, trong đó B chứa từ mang ý nghĩa đe dọa. Thông qua hành vi đe dọa Nam Cao phản ánh trung thực cuộc sống tù túng, bế tắc, những cảnh ngộ bi đát cười ra nước mắt, những bi kịch tinh thần của người trí thức trước cách mạng. Và cũng qua hành vi đe dọa, bản chất, tính cách con người được bộc lộ rõ nét nhất.

Hành vi đe dọa bằng ngôn ngữ thường thể hiện ở hai dạng: đe dọa trực tiếp và đe dọa gián tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)