Hành vi đe dọa gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 91 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Hành vi đe dọa gián tiếp

Hành động đe dọa gián tiếp là trong giao tiếp, người nói thông qua lời nói trực tiếp với người nghe mà ý đe dọa lại hướng đến người thứ ba có thể vắng mặt hoặc cũng có mặt ở đó.

Trong truyện Cái mặt không chơi được, không một người bạn nào

muốn đi chung với Tri trong đó có con trai dì Tri. Với con trai thì mắng, còn lúc nói với Tri thì lại dịu dàng:

- Cháu cứ đi với nó. Nếu nó không chịu đi với cháu hay bắt nạt cháu thì cháu cứ bảo dì. Dì trị cho nó biết. [60, tr. 9].

Câu “Cháu cứ đi với nó” lời cầu khiến (yêu cầu), thể hiện hành vi cầu khiến, dì Tri mong muốn Tri thực hiện theo yêu cầu của bà. Câu thứ hai “Nếu nó không đi với cháu hay băt nạt vhaus thì cháu của bảo dì”, câu có hai thành phần. Thành phần thứ nhất, người dì đặt ra giả thiết “Nếu nó không chịu đi với cháu hay bắt nạt cháu” qua từ “nếu” người nói đạt ra một giả thiết và không mong muốn người nghe làm theo mà mong muốn người nghe làm điều

ngược lại với giả thiết, giả thiết ấy là điều kiện dẫn đến lời đe dọa ở vế thứ hai “cháu cứ bảo dì”, động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “bảo”. Lời tiếp theo “Dì trị cho nó biết” cũng là một biểu thức ngữ vi đe dọa, động từ ngữ vi là “trị”, với lời đe dọa này cho thấy dì của Tri là một người chu đáo, quan tâm người khác và nghiêm khắc trong việc dạy con.

Còn truyện Nhìn người ta sung sướng, bà ngoại Ngạn muốn anh lấy vợ,

đã cố tình rên rẩm, làm ra vẻ bệnh rất nặng để ép anh lấy cô gái mà bà đã chọn cho anh.

Ngạn về quê thăm bà, anh đến bên giường hỏi thăm, sau khi nghe tiếng hỏi thăm của cháu, bà ngoảnh mặt nhìn ra rên rỉ:

- Cháu đấy à, bà chết mất!... [60, tr. 27].

Lời bà nói với Ngạn không có vẻ gì là giận dữ, mà là dỗi hờn, người già là vậy, nhiều khi hay làm nũng, dỗi hờn con cháu, muốn chúng làm theo mong muốn của mình thì không còn cách nào khác là dọa chết. “Bà chết mất” là biểu thức ngữ vi đe dọa, có động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “chết” bà lấy thân mình ra dọa cháu để cháu sợ mà thực hiện theo yêu cầu của bà. Còn một thành phần mở rộng do hành vi chào hỏi tạo ra “Cháu đấy à” hỏi để chào cháu. Qua lời dọa cháu ta thấy tính bà cụ hơi trẻ con.

-Hừ, chắc lại ton hót gì với thằng ấy hẳn. Muốn lên Hà Nội lắm. Bà thì nói thật, cưới rồi bà còn bắt hầu bà đủ mười bốn năm… [60, tr. 31].

Câu “Hừ, chắc lại ton hót gì với thằng ấy hẳn” lời này thể hiện hành vi chửi mắng, cho thấy thái độ bực tức, giận dữ của bà cụ và còn cho thấy bà cụ muốn truy tìm nguyên nhân, bà phỏng đoán một điều gì đó mà Duyên nói với Ngạn, qua từ “chắc”, “ton hót gì”. Câu thứ hai “Muốn lên Hà Nội lắm” lời biểu kiến (biểu thị ý kiến) cũng với mục đích trách mắng và hai lời nói đầu là điều kiện dẫn tới lời đe dọa “Bà thì nói thật, cưới rồi bà còn bắt ở nhà hầu bà đủ mười bốn năm…”, động từ ngữ vi biểu thị hành động đe dọa “hầu”. Khi

nói lời này bà cụ có ý cảnh báo người cháu dâu tương lai, biết mà sợ, không dám lên Hà Nội cùng Ngạn, mà làm theo mong muốn của bà.

Cùng viết về đề tài cái nghèo, cái đói của người nông dân, nhưng Nam Cao viết khác, nói khác người ta, bởi Nam Cao quan niệm “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Chính vì vậy, trong truyện

Nghèo, chị Chuột nấu một nồi cám lợn còn nói dối với con là chè, chị đánh lừa vị giác của chúng, để chúng cứ nghĩ là chè vừa ngon, vừa ngọt mà thèm, mà ăn. Nhưng khi ăn một miếng, thằng cu đã nôn ọe, mũi đỏ lên, mước mắt ngắn nước mắt dài. Còn cái Gái lớn hơn nên phân biệt được đâu là chè, đâu là cám, nó nói to “A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám mà bu bảo

chè!”, nghe con nói to, chị Chuột gắt con:

- Khe khẽ cái mồm một tí! Réo mãi lên, thằng bố mày nó nghe thì nó chết! Nó đã ốm nằm đấy,thuốc không có mà còn bực mình thì nó chết.

[60, tr. 197].

Câu “Khe khẽ cái mồm một tí!” câu mở rộng thể hiện hanh vi cầu

khiến, người mẹ yêu cầu con gái nói “khe khẽ”. Câu thứ hai là lời đe dọa con. Còn thành phần mở rộng, thể hiện hành vi mắng “réo mãi lên” người mẹ mắng con và mong muốn con làm điều ngược lại. Biểu thức ngữ vi thể hiện hành vi đe dọa “thằng bố mày nó nghe thì nó chết!”, động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “chết”. Câu tiếp theo “thuốc không có mà còn bực mình thì nó chết.” cũng là một câu biểu thị hành vi đe dọa, động từ ngữ vi đe dọa “chết”, gây thiệt hại về thể xác. Thành phần mở rộng “nó đã ốm nằm đấy” thể hiện hành động đánh giá, nhận xét của mẹ về bố. Người mẹ đe dọa con hai lần cho thấy các con rất ồn và bố ốm rất nặng. Biết việc làm của mình là không tốt với bố, nên cái Gái không nói to nữa.

Cùng viết về đề tài người nông dân nhưng mỗi tác phẩm của Nam Cao là một câu chuyện khác nhau. Cùng nói về cái đói trong gia đình nông dân

nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc nhưng chuyện Trẻ con không biết đói khác với

truyện Nghèo. Mỗi nhà là mỗi hoàn cảnh sống không nhà nào giống nhà nào.

Chỉ có giống nhau ở sự ngây thơ của trẻ con, sự vất vả, chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân chăm lo cho gia đình của người mẹ, người vợ. Người chồng

trong Trẻ con không biết đói thì lún vào rượu chè, cờ bạc không quan tâm đến

sự sống chết của vợ con. Còn người cha trong truyện Nghèo thì rất quan tâm

đến vợ con, không muốn liên lụy đến vợ con nên chọn cách tiêu cực, kết thúc cuộc đời. Hai người mẹ, chịu nhiều tủi cực trong cuộc sống, gánh vác việc nhà, việc nuôi dạy con cái. Đó là phẩm chất của người phụ nữ và là bản chất của người phụ nữ nông dân, nhà nghèo. Còn bản chất của phụ nữ nhà giàu thì lại khác. Đoạn thoại sau đây là của bà Huyện và cái Gái:

- Bu mày đâu?

Tiếng cái gái rụt rè đáp lại:

- Bẩm bà, bu con đi vắng.

- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy! Cái giống chỉ biết ăn không [60, tr. 200].

Đọa thoại trên có ba lượt lời, một của cái gái và hai là của bà Huyện. Lời thứ nhất “Bu mày đâu?” lời bà Huyện hỏi cái gái cũng là lời chào hỏi của người bề trên với người bề dưới. Lượt lời thứ hai “Bẩm bà, bu con đi vắng”, lời cái gái trả lời bà Huyện, rất lịch sự, lễ phép, được biểu thị qua từ “bẩm”. Lượt lời thứ ba là của bà Huyện, trong lượt lời này có bốn câu. Câu thứ nhất và thứ hai “Đi vắng! Đi vắng mãi!” lời bà Huyện, thể hiện hành động mắng chửi cho thấy thái độ giận dữ của bà Huyện. Câu thứ ba là biểu thức ngữ vi đe dọa “Mày bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy!” động từ ngữ vi biểu thị hành động đe dọa “đào”. Câu thứ tư “Cái giống chỉ biết ăn không” lời biểu kiến, biểu thị sự nhận xét, đánh giá của người nói về người bị đe dọa. Trái ngược hoàn toàn bản chất của người phụ nữ nông dân

nghèo khó, bản chất của người phụ nữ nhà giàu, có tiền, có quyền thì rất hung dữ, ích kỉ, keo kiệt và không có tình người, ai chết mặc ai, không bao giờ biết thương xót người nghèo mà mở một con đường sống cho họ. Qua lời mắng chửi, đe dọa của bà Huyện, một lần nữa Nam Cao phê phán xã hội phong kiến, phê phán bọn nhà giàu, địa chủ.

Đến với truyện Chí Phèo, truyện cho thấy ngòi bút bậc thầy của Nam

Cao khi viết về người nông dân bị tha hóa. Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện cùng tên. Chí Phèo, một người nông dân bất hạnh, sinh ra đã bị vứt bỏ, từ khi sinh ra trên người không một mảnh giấy chứng minh hắn là con người (không có giấy khai sinh). Chí được một anh đi thả ống lương nhặt về nuôi, sau đó chuyền tay cho người trong làng nuôi, lớn lên lúc 20 tuổi, Chí đi ở cho nhà Bá Kiến, Chí hiền lành, biết sợ, biết run, biết nhục. Có nghĩa là lúc này Chí có đủ những cung bậc cảm xúc của con người. Chí bị người vợ thứ ba của Bá Kiến gọi vào bóp chân, Bá Kiến thấy vậy nên ghen và đẩy Chí vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về làng, Chí Phèo khác hẳn, cả hình hài lẫn tính cách, người làng không ai nhận ra hắn nữa. Nam Cao đã rất dụng công lựa chọn từ ngữ miêu tả ngoại hình và tính cách Chí Phèo. Về ngoại hình “trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Về tính cách “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại… chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn… chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn! Hắn nghiến răng vào mà chửi…”. Vậy là sau khi ra tù, hình dáng và tính tình Chí Phèo

không còn như trước, mà trông “gớm chết”. Suốt ngày hắn chỉ uống rượu. Hết tiền uống rượu thì đến nà Bá Kiến rạch mặc, ăn vạ, vòi tiền. Lần thứ nhất Chí đến nhà Bá Kiến sau khi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Chí say mèm, trên tay xách một cái vỏ chai gọi tên tục Bá Kiến ra chửi, bị Lý Cường đánh cho một trận, hắn kêu làng nước rồi nằm đấy ăn vạ. Bá Kiến đi đâu về lại gần hắn, khẽ lay:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? Chí Phèo lim dim mắt rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng [60, tr. 209].

Đoạn thoại trên có hai lượt lời. Một của Bá Kiến và một của Chí Phèo. Trong lượt lời của Bá Kiến có hai câu. Câu thứ nhất “Anh Chí ơi!” câu gọi thể hiện thái độ thân mật, lịch sự. Câu thứ hai “Sao anh lại là ra thế?” câu hỏi để biết lí do tại sao? Và cũng có ý chào hỏi của Bá Kiến, nghe tiếng Bá Kiến hỏi, Chí Phèo trả lời không đi vào trọng tâm câu hỏi “tại sao”. Câu trả lời của Chí Phèo đã vi phạm phương châm về lượng “phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi” và phương châm về chất “đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực”. Câu trả lời của Chí Phèo là một câu biểu thị hành động đe dọa “Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết

chừng”, “tao mà chết” thể hiện hành động cảnh báo, lời cảnh báo này là điều

kiện dẫn đến hành động đe dọa “có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng”, động từ ngữ vi đe dọa “sạt nghiệp” và “rũ tù” vừa có ý đe dọa gây thiệt hại về quyền lợi và vừa gay thiệt hại về thể xác. Quả thực Bá Kiến không làm căng mà dịu giọng dỗ ngọt Chí Phèo, còn dìu hắn vào nhà uống nước trà rồi cho tiền hắn. Vậy là Chí Phèo – một thằng cùn hơn cả dân cùn, một thằng “nằm dưới đáy xã hội” cũng đã dọa được Bá Kiến – một tiên chỉ của làng Vũ Đại. Đúng là trên đời này, chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Dọa được một người có quyền có thế, có địa vị xã hội, còn những người dân bình thường Chí Phèo sợ gì mà không dọa, dọa được người này thì cũng sẽ dọa được người kia và dọa được một lần thì sẽ có lần hai, lần ba. Cái sự đời nó là thế.

Chí Phèo hết tiền uống rượu, sau khi tới mua rượu chịu ở quán, hắn xách chai về lều, trên đường đi hắn tiện tay vặn được bốn quả chuối xanh và bốc một dúm muối trắng. Hắn lại uống say, lại đến nhà Bá Kiến. Hắn nói hắn đến nhà Bá Kiến “đòi nợ”. Thấy hắn đến Bá Kiến dõng dạc hỏi:

- Anh Chí đi đâu đấy? Hắn chào to:

- Lạy cụ ạ. Bẩn cụ… Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ.

Giọng hắn lè nhè và tiếng gần như méo mó. Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành: Hắn vừa gãi đầu gãi tai, vừa lải nhải:

- Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù…

Cụ bá quát, bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người.

- Anh này lại say khước rồi!

Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ cái tay lên nửa chừng:

- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì … thì… thưa cụ…

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra đó là là một con dao nhỏ nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ, không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện [60, tr. 219].

Đoạn thoại trên có sáu lượt lời. hai lượt lời của Bá Kiến và bốn lượt lời của Chí Phèo. Lượt lời đầu tiên “Anh Chí đi đâu đấy?” là của Bá Kiến, Bá Kiến thấy Chí Phèo vào nhà mình nên hỏi, câu hỏi có ý chào hỏi. Đây là cách chào hỏi mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nghe Bá Kiến hỏi, Chí Phèo đáp “Lạy cụ ạ” lời đáp có ý chào hỏi lại. Đây là cách chào đáp của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện sự lịch sự, lễ phép. Sau lời chào

đáp là câu trả lời “Bẩm cụ…Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ.” Lượt lời

tiếp theo của Chí Phèo là bày tỏ nguyện vọng muốn được đi ở tù. Thấy Chí Phèo có mong muốn kì lạ nên Bá Kiến nhận định “Anh này lại say khước rồi.” Để chứng minh mình không say, Chí Phèo khẳng định “Bẩm không ạ, bẩn thật là không say”. Và Chí Phèo thỉnh cầu Bá Kiến qua động từ ngữ vi

“xin” trong câu “Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì…

thì… thưa cụ…”. “con phải đâm chết dăm ba thằng” biểu thị ý đe dọa, động từ ngữ vi đe dọa “đâm”. Chí Phèo không chỉ nói suông mà còn có hành động rút con dao giơ lên nhằm khẳng định đâm chết người là thật và mong muốn được đi ở tù cũng là thật. Nhưng không phải để Bá Kiến sợ mà đáp ứng yêu cầu được đi ở tù của Chí Phèo. Bởi không ai muốn đi ở tù. Chí Phèo lấy mong muốn đi ở tù để đe dọa Bá Kiến, để Bá Kiến đáp ứng một mong muốn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)