Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Sự nghiệp sáng tác

Các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

Đề tài về người trí thức nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt,…và tiểu thuyết Sống mòn. Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ, qua đó đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa. Tập trung miêu tả và phân tích tình trạng sống mòn hay chết mòn của con người. Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.

Không chỉ thành công về đề tài người trí thức, Nam Cao còn là cây bút xuất sắc về đề tài người nông dân. Ông để lại nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân: Chí Phèo, Lão hạc, Dì Hảo, Lang rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm, trong đó Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác. Viết về đề tài này, Nam Cao đã vẽ nên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm vào những năm 1940 – 1945. Ông chú ý đến những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm. Họ càng hiền lành, càng

nhẫn nhịn thì càng bị chà đạp tàn nhẫn, phũ phàng. Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận những con người bị đẩy vào con đường nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công. Viết về hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, Nam Cao đã kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của những người bản chất vốn hiền lành. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, bị cướp mất nhân hình lẫn nhân tính.

Có thể nói dù viết về người trí thức nghèo hay người nông dân nghèo thì nội dung của tác phẩm luôn chứa đựng nội dung triết luận sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách. Nam Cao luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh - trọng đối với con người, luôn day dứt đến mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn về đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ. Đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.

Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn

kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Các tác phẩm: Nhật kí ở rừng (1948),

truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập kí sự Chuyện biên giới (1950) là những tác phẩm có giá trị của nền văn xuôi thời kì đầu kháng chiến.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Để nghiên cứu hội thoại trong trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi vận dụng lý luận của lý thuyết hội thoại để phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong phân tích hội thoại đi sâu tìm hiểu cấu trúc hội thoại: Cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại, hành vi ngôn ngữ. Ngoài ra, còn tìm hiểu các trình tự của vận động hội thoại, như: trao lời, trao đáp, tương tác để nhận biết một cuộc thoại tích cực, ôn hoàn hay tiêu cục, xung đột. Quy tắc hội thoại cũng được đi sâu phân tích từng khía cạnh: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, quy tắc liên cá nhân phép lịch sự, cùng với bốn phương châm hội thoại cơ bản: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương chấm cách thức, phương châm quan hệ. Với những đặc điểm và chức năng của chúng trong hội thoại.

Nam Cao có vị trí đặc biệt trong văn học thiện thực phê phán Việt Nam. Từ lúc bước chân vào văn đàn, Nam Cao đã khẳng định tên tuổi với nhiều tác phẩm có gia trị về nội dung và nghệ thuật. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Nam Cao không dẫm lên lối mòn của người đi trước mà có sự sáng tạo, làm mới nhất là thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn Nam Cao có rất nhiều cuộc thoại phản ánh hiện thực sâu sắc, chính vì vậy đọc truyện ngắn Nam Cao ta hiểu hơn về cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và thân phận khổ đau, bế tắc của những người nông dân nghèo, những người tiểu tư sản nghèo.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CUỘC THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

Hội thoại là một kiểu tương tác có thể là mặt đối mặt còn gọi là đối thoại trực tiếp, cũng có thể người nghe vắng mặt như trò chuyện qua điện thoại. Một tác phẩm tự sự thường chứa đựng nhiều cuộc thoại, trong đó đối thoại xuất hiện với số lượng nhiều nhất, đối thoại gồm có các hình thức: song thoại, tam thoại, và đa thoại. Bên cạnh lời của người kể chuyện là lời của các nhân vật giao tiếp với nhau. Đối thoại bằng ngôn ngữ diễn ra thường xuyên và phổ biến nhất. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sáng tác văn chương, nó là phương tiện để nhà văn kể chuyện, miêu tả, khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật. Việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật thể hiện sự am hiểu cuộc sống và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của ngôn ngữ, và đó cũng là hình thức căn bản làm cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai hoặc nhiều nhân vật, dạng phổ biến nhất của hội thoại là song thoại. Cơ sở của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm toàn bộ sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe, kết hợp với sự luân phiên lượt lời, sự luân phiên lượt lời này sẽ thay đổi trong suốt quá trình giao tiếp để kéo dài dung lượng cuộc thoại. Và biểu đạt hết những gì mà hai bên đối thoại muốn nói.

Những phát ngôn mà nhân vật hội thoại nói ra trong quá trình giao tiếp được thể hiện trong tác phẩm tự sự có vai trò lớn giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, lột tả cuộc sống, gia cảnh, địa vị xã hội của nhân vật, ngoài ra nó còn truyền tải thông điệp đến bạn đọc mà nhà văn đã gửi gắm vào trong tác phẩm. Vì thế, nghiên cứu kỹ ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật

hành động ngôn ngữ tiêu biểu được thể hiện trong truyện ngắn cũng như phong cách của nhà văn.

2.1. Đặc điểm về cuộc thoại trong truyện ngắn Nam Cao

Khảo sát số lượng các cuộc đối thoại và số lượt lời các nhân vật trong

22 đơn vị truyện ngắn Nam Cao, trong Tuyển tập Nam Cao (2016), Nxb Văn

học, Hà Nội. Chúng tôi lập được bảng thống kê như sau:

Bảng 1: Số cuộc thoại và số lượt lời của các nhân vật

TT Tên truyện Số trang Số cuộc thoại Số lượt lời

1 Cái mặt không chơi được 11 09 39

2 Con mèo 05 03 26

3 Nhìn người ta sung sướng 09 05 24

4 Đòn chồng 06 03 12 5 Giăng sáng 11 04 13 6 Mua nhà 09 05 14 7 Quái dị 10 05 53 8 Làm tổ 11 04 21 9 Truyện tình 09 05 45 10 Tư cách mõ 08 03 10 11 Điếu văn 11 04 17 12 Một bữa no 11 04 35 13 Lão Hạc 12 06 40 14 Lang Rận 13 08 55 15 Một đám cưới 17 04 55 16 Đời thừa 14 05 34 17 Quên điều độ 12 05 55 18 Bài học quét nhà 09 05 31 19 Nghèo 06 04 39

20 Cái chết của con mực 05 01 03

21 Chí Phèo 36 11 46

22 Trẻ con không biết đói 06 03 29

Như vậy với 22 truyện ngắn chiếm dung lượng 241 trang sách, nhà văn đã xây dựng được 105 cuộc thoại chứa đựng 611 lượt lời.

Bảng 2: Thống kê các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao

STT Tên truyện Song thoại Tam thoại Đa thoại

1 Cái mặt không chơi được 08 01

2 Con mèo 02 01

3 Nhìn người ta sung sướng 04

4 Đòn chồng 03 5 Giăng sáng 04 6 Mua nhà 05 7 Quái dị 02 02 01 8 Làm tổ 04 9 Truyện tình 05 10 Tư cách mõ 02 01 11 Điếu văn 04 12 Một bữa no 02 01 01 13 Lão Hạc 06 14 Lang Rận 08 15 Một đám cưới 03 01 16 Đời thừa 04 01 17 Quên điều độ 05 18 Bài học quét nhà 05 19 Nghèo 03 01

20 Cái chết của con mực 01

21 Chí Phèo 10 01

22 Trẻ con không biết đói 02 01

Tổng số 92/105 87,62% 8/105 7,62% 5/105 4,76%

Từ bảng số liệu ta có thể nhận thấy, hình thức hội thoại thường xuyên có mặt trong truyện ngắn Nam Cao là song thoại 93 cuộc, chiếm tỉ lệ 87,62%, thứ hai là tam thoại 08 cuộc, chiếm tỉ lệ 7,62% và cuối cùng là đa thoại 05

cuộc, chiếm tỉ lệ 4,62%.

Trong hội thoại, song thoại là cuộc thoại diễn ra giữa hai người đây là hình thức hội thoại cơ bản và thường xuyên. Thoạt đầu cuộc thoại diễn ra giữa hai người nhưng dần dần theo mạch câu chuyện có thể xuất hiện thêm nhân vật thứ ba, thứ tư... sự xuất hiện nhiều nhân vật càng làm cho câu chuyện hấp dẫn và kịch tính. Các hình thức hội thoại cũng theo đó mà có sự thay đổi liên tục từ song thoại sang tam thoại và đa thoại.

Ví dụ: (1)

- Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi con ạ.

- Mua bán gì mà đi chợ?

- Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng rầu tươm tất chứ?

- Chào!...Vẽ chuyện!

- Sao lại vẽ chuyện! Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:

- Lêu lêu! Lêu lêu! Có người sắp đi lây chồng… Lêu lêu!

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái mình xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- Im thằng này! Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè…[60, tr. 153].

(2) – Chư ông đi gặt hẳn?

- Anh cu Xiêng mau mồm miệng đáp:

- Vâng, chúng cháu xem có ai thuê thì gặt. Ở ta đây đã gặt xong chưa, cụ?

- Muốn tỏ mình thông thuộc, ông Nhiêu Tiêm tắc lưỡi:

- Ruộng ở đây còn hiếm hơn ở mình. Gặt có già cơ chỉ dăm ngày là xong. Rít một hơi thuốc lào rồi ông ngửa mặt lên, vừa thở khói ra vừa cau mặt bảo:

- Anh em mình chết dở! Đi muộn quá. Đến cũng phải quay giở về.

Một người đàn ông trẻ tuổi, mắt hấp hem, cố tách đôi mi mọng đỏ ra nhìn chúng tôi, khìn khịt mũi mấy cái rồi bảo:

- Tôi bảo nhé? Chỗ này thì còn nhiều lúa chưa gặt lắm. Các ông có dám đến thì tôi mách.

Ông Nhiêu Tiêm cười khẩy:

- Hừ! Chúng tôi thì âm phủ chúng tôi cũng dám đến. Cứ có người thuê là được.

- Ở đâu vậy bác?

- Các ông có dám đến không đã?

- Tôi đã bảo: Hùm tinh chúng tôi cũng không biết sợ. Có phải bên Mai không nào?

- Ừ, bên Mai.

- Tưởng gì!

Tiếng ông kéo dài nó ra để tỏ vẻ khinh thường và chế nhạo. Mũi anh kia khìn khịt một hồi lâu. Bây giờ tôi mới hiểu thế là anh ta cười. Bà hàng bảo:

- Ông bảo thế, chứ tôi thách ông dám sang gặt bên Mai.

- Cụ không phải thách. Chúng tôi đi ngay giờ. Làm cái thằng đàn ông, có thế mà đã sợ, không bõ vợ nó cười vào mặt cho. Chẳng nói giấu gì các cụ, ở ta đây, các cụ nhiều tiền của nên sợ chết, chứ người làng chúng cháu nghèo khổ nên chẳng coi cái chết ra mùi gì. [60. tr. 61]

2.2. Cấu trúc cuộc thoại

Sau khi khảo sát, thu thập chúng tôi thống kê tần suất xuất hiện các

phần: Đoạn mở thoại, đoạn thân thoại và đoạn kết thoại của 105 cuộc hội

thoại trong truyện ngắn Nam Cao như sau:

Bảng 4. Thống kê tần số xuất hiện của các phần trong cuộc thoại

STT Cuộc thoại/trang Mở thoại Thân thoại Kết thoại

1 Cuộc thoại 1/7 + + 2 Cuộc thoại 2/8 + + 3 Cuộc thoại 3/9 + + 4 Cuộc thoại 4/9 + + 5 Cuộc thoại 5/10-11 + + + 6 Cuộc thoại 6/12 + + 7 Cuộc thoại 7/15 + 8 Cuộc thoại 8/15-16 + + + 9 Cuộc thoại 9/16-17 + + + 10 Cuộc thoại 10/18-19 + + + 11 Cuộc thoại 11/20-21 + + + 12 Cuộc thoại 12/22 + + + 13 Cuộc thoại 13/24 + 14 Cuộc thoại 14/25 + 15 Cuộc thoại 15/27-30 + + 16 Cuộc thoại 16/30-31 + + 17 Cuộc thoại 17/33-34 + + + 18 Cuộc thoại 18/35 + 19 Cuộc thoại 19/37 + 20 Cuộc thoại 20/39-40 + + 21 Cuộc thoại 21/40 + 22 Cuộc thoại 22/46 + + 23 Cuộc thoại 23 /47 + + 24 Cuộc thoại 24/50 +

25 Cuộc thoại 25/53-54 + + + 26 Cuộc thoại 26/55 + 27 Cuộc thoại 27/55-56 + + + 28 Cuộc thoại 28/56 + 29 Cuộc thoại 29/60-63 + + + 30 Cuộc thoại 30/63-65 + + + 31 Cuộc thoại 31/65-66 + + + 32 Cuộc thoại 32/66 + + + 33 Cuộc thoại 33/66-67 + + 34 Cuộc thoại 34/72 + 35 Cuộc thoại 35/75 + + 36 Cuộc thoại 36/76-77 + + + 37 Cuộc thoại 37/77-78 + 38 Cuộc thoại 38/80-81 + + + 39 Cuộc thoại 39/83 + + + 40 Cuộc thoại 40/83-84 + + 41 Cuộc thoại 41/85-86 + + 42 Cuộc thoại 42/86 + 43 Cuộc thoại 43/86-87 + + + 44 Cuộc thoại 44/92 + + 45 Cuộc thoại 45/93 + 46 Cuộc thoại 46/94 + + 47 Cuộc thoại 47/99 + + 48 Cuộc thoại 48/100-101 + + 49 Cuộc thoại 49/104 + + 50 Cuộc thoại 50/111-113 + + 51 Cuộc thoại 51/113-114 + + + 52 Cuộc thoại 52/115 + + 53 Cuộc thoại 53/116 + 54 Cuộc thoại 54/118-121 + + 55 Cuộc thoại 55/121-122 + + +

56 Cuộc thoại 56/122-123 + + + 57 Cuộc thoại 57/123-127 + + + 58 Cuộc thoại 58/127 + 59 Cuộc thoại 59/130-132 + 60 Cuộc thoại 60/136 + + 61 Cuộc thoại 61/137 + + 62 Cuộc thoại 62/139 + 63 Cuộc thoại 63/139-140 + + 64 Cuộc thoại 64/140 + 65 Cuộc thoại 65/14-142 + + 66 Cuộc thoại 66/148-152 + + 67 Cuộc thoại 67/153-155 + + + 68 Cuộc thoại 68/155-156 + + + 69 Cuộc thoại 79/156-157 + + 70 Cuộc thoại 70/159 + + +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)