Quy tắc liên cá nhân phép lịch sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 37 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Quy tắc liên cá nhân phép lịch sự

Phép lịch sự theo Lakoff và Leech có ba quy tắc lịch sự:

Thứ nhất là quy tắc lịch sự quy thức: Đó là quy tắc không được áp đặt. Quy tắc này thích hợp với những ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt được nhận biết về quyền lực hay cương vị.

Ví dụ: sinh viên và chủ nhiệm khoa; giáo viên và hiệu trưởng; công nhân

và giám đốc,…

Thứ hai là quy tắc phi quy thức: Dành cho người đối thoại sự lựa chọn. Đó là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương đương với nhau nhưng không gần giũi về quan hệ xã hội.

Ví dụ: Thương nhân và khách hàng mới.

Thứ ba là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình: Đó là quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thực sự thân mật với nhau.

Ví dụ: Vợ và chồng, cha mẹ và con cái,…

Và Leech đưa ra siêu quy tắc lịch sự, siêu quy tắc này bao trùm sáu phương châm lịch sự lớn:

(1) Phương châm khéo léo: Giảm thiểu tổn thất cho người (other) ; Tăng

tối đa lợi ích cho người.

(2) Phương châm rộng rãi: Giảm thiểu lợi ích cho ta (self); tăng tối đa tổn thất cho ta.

(3) Phương châm tán thưởng: Giảm thiểu sự chê bai đối với người; tăng tối đa khen ngợi người.

(4) Phương châm khiêm tốn: Giảm thiểu khen ngợi ta; Tăng tối đa sự

chê bai ta.

(5) Phương châm tán đồng: Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người;

tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người.

(6) Phương châm thiện cảm: Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người; Tăng

tối đa thiện cảm giữa ta và người.

Sáu phương châm của Leech giúp ta giải thích cách nói giảm khi ta chê bai hoặc nhờ vả ai đó.

Ví dụ:

(1)Nói dùng cách nói giảm khi chê ai đó: Bạn cố gắng lên chút nữa, tôi

biết bạn làm được mà.

(2) Dùng cách nói tránh khi nhờ vả ai đó: Trời nóng quá, ai có thể cho tôi xin cốc nước?

Sáu phương châm này có tính chuyên dụng đối với những hành vi ở lời nhất định. Phương châm khéo léo, rộng rãi chuyên dụng cho hành vi cầu khiến và cam kết, phương châm tán thưởng chuyên dụng cho hành vi biểu cảm và xác tín, phương châm khiêm tốn, tán đồng và thiện cảm thì đều chuyên dụng cho hành vi xác tín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)