Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp có thể hiểu là hành vi mượn lời, có nghĩa trong lời nói người nói thực hiện hành vi ngôn ngữ này nhưng đích ở lời lại là một hành vi ngôn ngữ khác. Nghĩa tường minh của một phát ngôn là chửi nhưng qua lời chửi, hay một lời khuyên, yêu cầu cũng có ý đe dọa, thử dây thần kinh người khác, làm cho họ sợ, hoặc lo lắng.

Ví dụ:

- Người ta định về quê thì giữ người ta lại...

- Ai bảo anh ở lại?

- Ai bảo...! Con chó nó bảo!

- Anh bảo ai là chó! Anh láo vừa vừa chứ!

- Biết vậy mình về quê cho rảnh.

- Thì ai cấm? Có giỏi thì quê ngay giờ. Đây ít cần. [60, tr. 83]

Đoạn thoại có sáu lượt lời, mỗi bên có ba lượt lời, luân phiên giữa vai nói – vai nghe. Từ đoạn thoại ta thấy một đôi nam nữ đang cãi nhau, có vẻ rất căng. Phát ngôn “Thì ai cấm? Có giỏi thì quê ngay giờ. Đây ít cần.” Là tiếng chửi, lời thách thức, nhưng có ý đe dọa về mặt tinh thần người đối thoại.

Ví dụ:

- Mày ăn đi.

- Tôi không ăn ạ!

- Không ăn thì đem trút xuống ao cho cá!

Anh cu biết ngay là vợ dỗi. Anh cười gằn, hỏi:

- Nào, có đứa nào ăn không nào? [60, tr. 21]

Câu “Không ăn thì đem trút xuống ao cho cá” là một câu thể hiện hành vi cầu khiến, chị cu yêu cầu cái Viển đổ mân cơm xuống ao nhưng lại biểu thị thái độ bực tức, giận dỗi chồng. Câu “Nào, có đứa nào ăn không nào?” là câu thể hiện hành vi hỏi, nhưng qua câu hỏi lại bộc lộ hành vi trêu, chọc tức vợ của anh cu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)