Ngôn ngữ song thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 66 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Ngôn ngữ song thoại

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao mang tính khẩu ngữ, mộc mạc, chất phác, có nhiều từ mới và so sánh liên tưởng gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Với ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ này hiện thực cuộc sống của con người được nhà văn phản ánh thật sống động.

Nhân vật Chị cu trong truyện ngắn Con mèo có những lời mắng chửi

chồng, đay nghiến chồng khi anh cu cố quát đuổi con mèo đang lượn vòng quanh mâm cơm:

Ví dụ:

- Mèo! Đuổi nó đi! Con mèo!

Anh vừa quát vừa vỗ tay xuống nhà bèn bẹt. Thằng cu giật mình, thét lên. Chị cu bực mình quá quay ra trị chồng:

- Gớm mồm với chả miệng gì mà toang toang như ngỗng đực. Làm thằng bé dậy.

- Không thế để nó ăn hết hả?

- Có mốc gì mà nó ăn? Không trách được!...

(...)

- Cái giống người gì hơi một tí là oang oang như mõ ấy! thằng bé đang ngủ mệt mà cũng làm nó dậy. Chỉ chết người ta thôi.

(...)

- Kìa kìa! Nó lại trèo lên “đầu lâu” kia kìa... Không muốn đuổi nó đi thì cứ để nó ăn cả đầu lâu, hoa cái nhà mày đi.

Chị cu to tiếng:

- Ăn nói như cái đồ cục súc. Được rồi, không khiến đuổi. Để xem nó ăn gì nào? [60, tr. 18 – 19].

Nam Cao đã khéo lựa chọn những từ ngữ đắc địa để đặt vào miệng người phụ nữ nông dân những lời quát mắng chồng. Diễn ngôn là những câu nói trống không, thiếu từ xưng hô với đối tượng giao tiếp. Chị còn so sánh lời chồng nói với những thứ xấu xí, thô thiển nhất: như ngỗng đực; như mõ; như

cái đồ cục súc. Chị cu giận chồng, chị không thèm ăn cơm, anh cu tức quá hất

cái mâm ra ngoài giữa sân. Chị cu được nước gào thật to: “Trời ơi là trời!...

Mày phá tao thế à? Từ sáng đến giờ, tao ngồi trầy trầy trên khung cửi, mới được chừng một đồng hào, mà mày phá tao một lúc một cái niêu, bốn cái

bát”. Chị còn thách thức chồng: “Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà

Những câu so sánh thường nói trong đời sống hằng ngày : như ngỗng đực; như mõ; như cái đồ cục súc hay lời kêu than “Trời ơi là trời”, từ xưng hô

“mày –tao” được tác giả dùng trong trường hợp cãi nhau của đôi vợ chồng nông dân ở nông thôn là rất phù hợp. Nó cho thấy đây là người phụ nữ ít học, nghĩ sao nói vậy, tính tình bộc trực, nóng nảy.

Đến với truyện ngắn Giăng sáng, ta lại bắt gặp những câu mắng con gái

của vợ Điền là những câu nói cửa miệng mà bất kì người mẹ, người cha nào cũng dùng khi la mắng con cái, khi chúng không vâng lời:

- Kệ cha mày! Cho mày chết đi! Con bé vừa gào vừa van lạy:

- Con lạy bu! Cay con lắm! con lạy bu! Cay mồm…

- Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt.

- Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sổ, chực vồ lấy nó:

- Mày có câm không nào? [60, tr. 46].

Con Điền đau bụng, vợ Điền cho uống nước gừng, cay quá nó gào lên và phun đầy mặt mẹ. Nó còn làm thằng em giật mình khóc thét lên. Vợ Điền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé đang ốm và quăng nó xuống giường như quăng một con mèo. Còn mắng ác con “Kệ cha mày! Cho mày chết!”, “Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt”, về mặt hình thứ đây là những lời chửi rủa con của người mẹ, nhưng qua lời chửi đó cho thấy đây là một người mẹ yêu thương con, chăm sóc và lo lắng cho con. Vợ Điền là vợ của một thầy giáo nhưng cũng như bao người mẹ có con khác, khi bực tức thì tuông toàn những lời chửi rủa thường ngày.

Trong truyện ngắn Một bữa no, Nam Cao để cho bà phó Thụ dùng

những lời lẽ cay nghiệt, mắng nhiếc, xỉa xói, bóng gió, nặng nhẹ với người

già đáng tuổi mẹ mình, đó là bà của cái đĩ gái. Bà của cái đĩ đã già yếu, lại

không còn sức lực để làm, bà xin người này một miếng, người kia một miếng nhưng: “Lòng thương cũng có hạn”. Người ta hay nói “Cái khó ló cái khôn”, đang lúc đói lả bà nghĩ đến đứa cháu đi ở cho nhà giàu, nên bà lên thăm cháu gái, người thân duy nhất của bà hòng được ăn chực một bữa cơm nhà bà phó Thụ, người đã bỏ tiền mua cái đĩ.

Bà phó Thụ đáp lại lời chào hỏi lễ phép, hạ mình của bà cái đĩ, bằng những lời rỉa rói, đau xót:

- Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm cháu không được về, con nhớ cháu quá.

- Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn? [60, tr. 112].

Bà phó Thụ dùng toàn những lời tàn nhẫn như “tát vào mặt” làm bà lão ốm yếu ấy, không còn nói gì được nữa. Chưa thỏa, bà phó Thụ còn nói “ráo riết” hơn để “không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh”:

- Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi còn chưa sạch thì không thấy chơi với bời! Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tí đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lấy đấy!... Úi chao! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta!... [60, tr. 112]. Với bà lão đáng tuổi cha mẹ mình, bà phó Thụ nói trống không và xưng là “người ta”, xỉa xói chuyện bà lấy cớ đi thăm cháu, tỏ ý không cần nuôi cái đĩ vì chẳng lợi lộc gì “Bà tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn?, Tưởng

như “gáo nước lạnh hắt vào mặt” bà cái đĩ gái, làm bà vuốt mặt không kịp. Bảy câu của lượt lời đầu rất riết róng khiến bà chỉ còn biết cúi mặt. Mười câu của lượt lời tiếp theo thì nhiếc móc nặng nề hơn khiến “bà lão rưng rưng nước

mắt”. Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ đời sống xuất hiện dày đặc, và vô cùng

tự nhiên trong diễn ngôn của nhân vật:“Vẽ cái con chuột chết”, “nồng nỗng”, “trông như con giun chết”, “cạy gỉ mũi còn chưa sạch”, “trơn lông đỏ da”, “giở quẻ”, “nuôi làm bà cô tổ”,... đã lột trần bản tính hống hách, bủn xỉn, keo kiệt và ích kỉ của người phụ nữ giàu có ở nông thôn.

Còn đây là lời của nhà văn Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, lời lúc say:

- Ngày mai… Mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!” [60, tr. 164 – 165].

Hộ là một trí thức, là một nhà văn tâm huyết với nghề, có ý thức rất cao về giá trị của người cầm bút. Tuy nhiên, vì gánh nặng gia đình, vợ dại,

con thơ nheo nhóc, “cuộc sống áo cơm gì sát đất” khiến Hộ phải viết vội

vàng, cẩu thả, viết những cái “vô vị, nhạt phèo… trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi” để kiếm tiền nuôi gia đình. Để rồi mỗi khi đọc lại những gì mình viết ra, anh lại “đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách” vì xấu hổ. Hộ thấy mình thật đáng khinh, anh tự nguyền rủa mình là kẻ khốn nạn vì theo anh “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một thứ bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hộ uất giận, buồn bã và tìm đến rượu để giải tỏa, để cởi bỏ trong lòng.

Nam Cao khéo chọn ngôn ngữ cho nhân vật Hộ lúc say, đó là lời lẽ lè nhè, day đi day lại: “Ngày mai ... chỉ ngày mai thôi, tôi đuổi tất cả ... tôi đuổi tất,...”. Cái chất khẩu ngữ đặc quánh của đời sống đi vào trang văn một cách tự nhiên, sống động: “chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng”, hoặc lời hạch tội vợ con: “Chỉ làm khổ thằng này thôi!” và kết tội thật đanh thép như quan tòa: “đáng vật một nhát cho chết cả!”. Hộ - một nhà văn khi say, khi mắng vợ con không giống như những gã say khác, anh xưng hô: “tôi – mình”, và có lúc dùng từ nặng hơn: “chúng nó; thằng này; vật một nhát cho chết cả”, có vẻ ác khẩu và độc mồn. Bởi khi say người ta mất hết lí trí, không làm chủ được bản thân và cũng không biết mình nói gì. Nhìn chung, lời chửi mắng vợ con trong lúc say của Hộ không phải tất cả là những lời tục tằn, thô bỉ, bởi gã say ấy là một trí thức có lòng thương người, có lương tâm, còn giàu lòng tự trọng và rất đỗi yêu thương vợ con. Vì vậy, dù say bí tỉ và đang cơn bức bối, tức giận, lời lẽ của anh không giống những kẻ say vô học.

Và đây là giọng điệu đối thoại của Hộ khi ngà ngà vì men bia, anh trò

chuyện với hai người bạn cũng là văn sĩ, đó là Trung và Mão: “Cuốn Đường

về chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! ...”. [60, tr. 171].

Như đánh trúng huyệt, Hộ nói chuyện một cách say sưa và còn thẳng thắn bày tỏ với các bạn là nhà văn về cách nhìn nhận, đánh giá của mình cho cuốn “Đường về”, tác phẩm được mua bản quyền với số tiền lớn và sắp được dịch sang tiếng Anh; Hộ còn hăng hái bộc lộ quan điểm về giá trị đích thực

của văn chương: Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các

bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó

ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không? [60, tr. 171].

Quả nhiên là giọng điệu, lời lẽ của một nhà văn yêu nghề, Hộ nghiêm túc bộc bạch những suy nghĩ gan ruột của mình với các bạn văn, vì chỉ có họ mới có thể hiểu và đồng cảm với anh. Trong niềm phấn kích đó, Hộ đã không ngại ngùng thổ lộ mục tiêu phấn đấu và khát vọng của mình, một khát vọng

lớn lao mà chưa nhà văn Việt Nam nào đạt tới: Tôi chưa thất vọng đâu? Rồi

các anh xem… Cả một đời tôi, tôi chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nôbel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu! [60, tr. 171].

Lượt lời của nhân vật Hộ ở đoạn thoại này là một trong những lượt lời dài nhất trong số các cuộc hội thoại được khảo sát. Nhân vật Hộ nói nhiều,

nói dài đến mười hai câu. Hộ nói một cách say sưa, đến nỗi “mặt căng lên vì

hứng khởi”. Điều gì làm Hộ sôi nổi như vậy? Quên lời hứa với vợ khi rời nhà? Phải chăng là do có sự kích thích của men bia, và nội dung cuộc nói chuyện là vấn đề anh tâm đắc, người nghe anh nói là hai bạn thân trong giới văn chương?

Đọc Chí Phèo ta thấy Nam Cao đã rất tinh tế lựa chọn ngôn ngữ của

một thằng lưu manh, nhưng rất ranh mãnh của Chí Phèo đối đáp với Bá Kiến, với mụ hàng rượu để làm nổi bật tính cách, côn đồ, bất chấp tất cả của hắn. Hãy nghe lại giọng điệu, lý lẽ đôi co của Chí Phèo với mụ hàng rượu trong đoạn thoại sau:

- Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không? Ông không thiếu tiền! Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả. [60, tr. 218].

Là người mua nợ rượu, vậy mà, Chí Phèo lại tỏ ý hống hách, to tiếng, gọi mụ hàng rượu là “nhà mày” và xưng “ông”. Hắn quát nạt, hăm dọa “Cái

giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu!”, rồi còn ngang tàng và khoác lác “Ông không thiếu tiền!”. Chẳng những thế, Chí Phèo còn lớn tiếng khoe khoang “Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả”.

Cái tính côn đồ, hung hãn và liều lĩnh của Chí Phèo được phơi bày hết thảy qua chính diễn ngôn của nhân vật.

Nhân vật nào, lời lẽ đó rất “vừa vặn”. Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao được nhà văn lựa chọn kĩ lưỡng để thể hiện tính cách, thể hiện địa vị xã hội và nghề nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tiếp nhận những quan niệm, phương hướng và thành tựu của lý thuyết hội thoại, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc điểm cuộc thoại trong truyện ngắn Nam Cao và thu được kết quả sau:

Về cuộc thoại: cuộc thoại ngắn nhất chỉ một cặp thoại, dài nhất là mười một cặp thoại. Cuộc thoại có một cặp thoại chiếm số lượng 48 cuộc, chiếm

47,71% tiếp theo cuộc thoại có hai cặp thoại 17 cuộc, chiếm 16,19%, đến

cuộc thoại có ba cặp thoại 16 cuộc, chiếm 15,24%, các cặp thoại còn lại có số lượng rất hạn chế hoặc không xuất hiện. Hình thức cuộc thoại chủ yếu trong

truyện ngắn Nam Cao là song thoại 92 cuộc, chiếm 87,62%, sau đó đến tam

thoại 8 cuộc, chiếm 7,62%, cuối cùng là đa thoại 5 cuộc, chiếm 4,76 %. Cấu

trúc của cuộc thoại, ở vị trí tiên phong là đoạn thân thoại 89,52%, vị trí thứ

hai là đoạn mở thoại 80%, đứng cuối cùng là đoạn kết thoại 40%.

Về hành vi ngôn ngữ: Mỗi lời thoại đều có chứa hành vi ngôn ngữ ở lời (trực tiếp): hỏi, yêu cầu, chửi. Và hành vi ngôn ngữ mượn lời (gián tiếp): chê trách, thách thức, bực tức, vui vẻ.

Việc làm rõ đặc điểm nổi bật của cuộc thoại trong truyện ngắn Nam Cao nhằm hiểu hơn về cấu trúc hội thoại và đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng hội thoại của nhà văn.

Những cuộc song thoại trong truyện ngắn Nam Cao rất đặc biệt, đặc

biệt ở chỗ nhà văn xây dựng nhiều cuộc song thoại “hẫng”. Đó là, một cuộc thoại chỉ có một cặp thoại và một cặp thoại chỉ có một lượt lời của người nói, còn người nghe không dùng lượt lời của mình đáp lại, mà đáp lại bằng thái độ, biểu cảm, cảm xúc hay một hành động, cử chỉ. Với nghệ thuật xây dựng cuộc thoại độc đáo như thế, Nam Cao đã biểu hiện chân thực và sâu sắc sự phong phú, đa dạng của đời sống, tính cách và nội tâm nhân vật.

Thông qua ngôn ngữ đối thoại, Nam Cao cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngôn ngữ Việt. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao mang nhiều màu vẻ, đậm chất hiện đại, chứ không tả ước lệ và công thức sáo mòn. Ông sử dụng nhiều từ mới mẻ, nhưng gần gũi, đời thường, dùng so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)