Hành vi đe dọa trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 78 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Hành vi đe dọa trực tiếp

Đe dọa trực tiếp là hành vi đe dọa diễn ra trong một cuộc giao tiếp ở đó người nói nói những lời có ý đe dọa trực tiếp đến người nghe. Thường được nhận biết qua kết cấu câu điều kiện: Nếu A…thì B, không A…thì B, và A thì B, trong đó B chứa từ mang ý nghĩa đe dọa.

Nhân vật Tri có cái mặt trông thế nào ấy nên bị Đa, Kình không thích đi chơi, đi học cùng. Hễ nói đi chung với Tri là họ tìm cách tránh né. Thậm chí Đức là con trai của dì Tri, hai anh em sống chung nhà, lẽ ra hai anh em phải cùng nhau đi học, cùng nhau đi chơi, ấy vậy mà anh ta cũng không muốn đi chung với Tri, đi học thì Đức đi trước, đi chơi thì không rủ Tri và bao giờ Đức cũng đi với Kình. Tri chỉ biết ở nhà đọc sách. Dì Tri thấy Tri cứ lủi thủi một mình, ý chừng thương cháu nên gọi con lại mắng cho:

- Mày hư quá! Sao đi học không bảo em đi với? Nhà có hai anh em cũng đứa đi trước, đứa đi sau. Từ mai còn thế rồi tao bảo! [60, tr. 9].

Câu “Mày hư quá!” là lời mẹ Đức mắng Đức, trong lời mắng ấy có ý chỉ cho Đức thấy Đức hành động không đúng. Mẹ con với nhau mà lại xưng hô “mày - tao” từ cách xưng hô với con cho thấy thái độ mẹ Đức đối với con là rất giận con. Tiếp đến là câu hỏi “Sao đi học không bảo em đi với?” hỏi để biết lí do. “Nhà có hai anh em cũng đứa đi trước, đứa đi sau.” là câu kể thể hiện thái độ phàn nàn, không hài lòng trước hành động của con trai. Ba lời nói

trước làm tiền đề cho lời đe dọa con “Từ mai còn thế rồi tao bảo!” lời cảnh

báo có ý đe dọa qua động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “bảo”. Lời nói này được hiểu là hôm nay, thì bỏ qua nhưng “từ mai” còn tình trạng đứa đi học trước, đứa đi học sau thì Đức sẽ bị mẹ phạt. Nghe điều đó, Đức sợ bị mẹ phạt có thể tổn thương về thể xác hoặc thể diện, hoặc quyền lợi nên Đức làm theo lời mẹ, về sau Đức đã đi học cùng Tri. Với lời trách mắng con, đe dọa con cho thấy dì Tri là một phụ nữ tâm lí, hiểu chuyện, để ý từng việc nhỏ nhất trong quan hệ gia đình. Luôn quan tâm đến con, cháu và mong muốn gia đình vui vẻ, hạnh phúc, hòa thuận.

Dì Tri mắng con vì thương cháu, còn trong truyện Con mèo: “Đầu đuôi

tại con mèo”. Nhưng cũng tại trời bức nữa “Bức không chịu được” dẫn đến vợ chồng Anh cu cãi nhau rồi đánh nhau huỳnh huỵch. Hai vợ chồng đánh

nhau, thì vợ làm sao mà đánh thắng chồng, nên chị vợ bị chồng gào to:

- Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào! Mày không đánh chết bà được thì… [60, tr. 21].

Câu “Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào!” hai lời này của chị cu biểu thị hành động thách thức chồng, chị cu đánh không lại chồng

vậy mà còn thách thức chồng. Đây là lời có hình thức cầu khiến “đánh chếtbà

đi, đánh chết bà xem nào”, chị cu yêu cầu chồng đánh chết mình. Lời cầu khiến này người nói nói ra nhưng không mong muốn người nghe hành động theo, vì thế mà nó có mục đích thách thức. Vợ xưng hô với chồng “mày – bà” không phải ngang hàng mà cao hơn một bậc, giống như kiểu xưng hô của người bề trên đối với người bề dưới, điều đó cho thấy chị cu rất tức giận, muốn xả hết cơn bực tức trong người. Vậy, hai lời đầu là điều kiện để có lời thứ ba biểu thị hành động đe dọa “Mày không đánh chết bà được thì…”. Dù lời thứ ba là câu nói bỏ lửng nhưng đây là lời đe dọa có kết cấu câu điều kiện A thì B, vế B bị khuyết. Từ diễn ngôn của chị cu thì người đọc hiểu đây là biểu thức ngữ vi đe dọa.

Chị cu, một phụ nữ nông dân, suốt ngày quanh quẩn với ruộng vườn và dệt vải, vì miếng ăn, vì cuộc sống gia đình nên chị rất chịu thương chịu khó. Nhưng tính tình nóng này và ăn nói sỗ sàng, hỗn với chồng. Chị mắng chửi chồng thậm tệ, lại còn thách thức chồng, đe dọa chồng, gọi chồng là “mày” thiếu tôn trọng chồng. Cho thấy đây là người phụ nữ ít học, dễ nóng tính.

Đó là tính tình người phụ nữ ít học ở nông thôn, chị chỉ biết làm lụng vất vả kiếm tiền nuôi gia đình, vì vậy rất chi li, tiết kiệm, xót của cho nên anh cu làm bở một cái niêu, bốn năm cái bát, thì làm sao chị không tiếc, không tức

mà mắng chửi chồng. Còn ở truyện Đòn chồng. Nhân vật vợ Lúng không biết

xấu hổ, lấy ở đâu một đồng xu, vợ Lúng lại hàng bánh dày chọn lấy một tấm bánh đầy đặn đưa lên miệng cắn đã hết già nửa bánh, còn non nửa “Y ném tọt

vào miệng”, vợ Lúng lấy một xu tiền trả cho chị hàng bánh, nhưng chị hàng bánh không chịu nhận bởi chị hàng bánh khẳng định vợ Lúng gian dối, chập hai cái bánh làm một. Sau một hồi đôi co, vợ Lúng xấu hổ, nước mắt chảy ròng, còn chị hàng bánh thì điên tiết, xỉ vào mặt vợ Lúng:

- Thôi! Tôi cũng thí cho nhà chị. Tôi chỉ lu loa lên thế để cho cả chợ người ta biết; rồi giờ người ta vạch vôi lấy mặt nhà chị, để thấy cái mặt nhà chị đâu thì người ta kiềng nó ra [60, tr. 43].

Từ “thôi” có ý kết thúc, chị hàng bánh muốn kết thúc câu chuyện ở đây. Câu “Tôi cũng thí cho nhà chị” biểu thị thái độ xề xòa, bỏ qua, không thèm chấp nữa. Câu thứ ba có hai vế, vế thứ nhất “Tôi chỉ lu loa lên thế cho cả chợ người ta biết” biểu thị ý kiến, vế thứ hai biểu thị hành động đe dọa “rồi giờ người ta vạch vôi lấy mặt nhà chị, để thấy cái mặt nhà chị đâu thì người ta

kiềng nó ra”, động từ ngữ vi đe dọa “vạch”, “kiềng”. Chị hàng bánh xỉ vào

mặt vợ Lúng để vạch trần tính gian dối của vợ Lúng qua cái cách “lu loa” cho cả chợ biết. Người này biết thì truyền đến tai người kia biết và chẳng mấy chốc mà tất cả mọi người trong làng ngoài chợ kể cả gia đình Lúng cũng biết. Việc làm này của chị hàng bánh nhằm dọa vợ Lúng để chị sợ, chị xấu hổ mà về sau không làm điều tương tự. Vợ Lúng cũng là một phụ nữ nghèo ở nông thôn, cái nghèo, cái đói làm con người mất hết lí trí, không còn tự chủ mà làm những điều gian dối. Nam Cao đã rất tài tình khi lột tả bản chất của những người nghèo khổ bằng cách nhìn thẳng vào sự thật mà phản ánh mà nói thẳng, nói thật không hề né tránh dù sự thật có đau lòng và hành động của vợ Lúng cũng đã khái quát tình hình cuộc sống bế tắc, tù túng của nông thôn, cái nghèo, cái đói vây triết không sao thoát ra được. Đề tài về người nông dân là mảnh đất màu mỡ, nhiều nhà văn đã cày xới trên mảnh đất ấy. Nhưng mỗi người có những đường cày khác nhau, không ai giống ai. Nam Cao cày sâu hơn để không phải trùng những đường cày nông của các nhà văn khác. Chính

đường cày sâu ấy, Nam Cao đã miêu tả những cái tưởng chừng bình thường, xảy ra mỗi ngày, chuyện ai cũng “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng cuối cùng không ai biết, bởi không một nhà văn nào trước và sau Nam Cao để ý những cái gọi là bình thường, tiểu tiết trong cuộc sống của người nông dân để miêu tả như: say rượu về mắng chửi vợ con, hay người vợ tiếc của lại mắng chửi chồng, hay lũ con đói nheo nhóc phải ăn chuối luộc, ăn cám lợn…

Còn ở truyện Giăng sáng, vợ Điền mắng chửi con gái vì ăn bậy bị đau

bụng, vợ Điền ép con uống nước gừng cho khỏi nhưng nó không chịu uống, vợ Điền mới mắng con :

- Kệ cha mày! Cho mày chết đi! [60, tr. 47].

Câu “Kệ cha mày!” là lời chửi con của vợ Điền, với ý nghĩa bỏ mặc, không thèm quan tâm, hay để ý đến con gái. Sau lời chửi là lời biểu thị hành động đe dọa “Cho mày chết đi!” có động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “chết” gây thiệt hại về thể xác, người mẹ nói lời này nhưng không mong muốn điều này xảy ra với con. Nó chỉ có ý đe dọa con, bởi con không chịu nghe lời. Bị mẹ dọa, đứa con lo sợ mà làm theo yêu cầu của mẹ.

Mẹ mắng và dọa, con gái Điền có uống nước gừng theo lời mẹ, nhưng vẫn cố nài nỉ, van xin mẹ để khỏi uống nữa “Con lạy bu! Cay con lắm! Con lạy bu! Cay mồm”, nó kêu khóc bù lu bù loa làm thằng em giật mình. Vợ Điền tức quá dọa tiếp:

- Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt. [60, tr. 47].

Lời đe dọa này có hai thành phần, thành phần thứ nhất có ý cầu khiến,

động từ ngữ vi biểu thị hành động cầu khiến “câm” có nghĩa là yêu cầu con im lặng, không kêu la, hay rên rỉ nữa, thành phần thứ hai là biểu thị ý đe dọa thông qua động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa “tát”. Đứa con sẽ bị ăn “tát”, đây là từ biểu thị ý đe dọa, hành động gây thiệt hại về thể xác cho đứa con. Con khóc quá, nên người mẹ bực mình yêu cầu con “câm”, không được khóc la

nữa, nếu đứa con làm trái với yêu cầu của mẹ thì sẽ bị mẹ “tát vỡ mặt” cụm từ có tính bạo lực, nghe mẹ dọa đứa con sợ bị mẹ tát mà im lặng.

Con gái đau bụng, kêu khóc, không chịu uống thuốc (nước gừng), trước hành động đó của con gái, vợ Điền không dỗ dành con mà còn hăm dọa bỏ mặt, rồi còn đòi tát con, gây tổn thương đến thể xác, tinh thần. Cho thấy vợ Điền là người phụ nữ rất nóng tính nhưng cũng rất thương con, chăm sóc, lo lắng cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.

Vợ Điền, người phụ nữ là vợ của một thầy giáo, ít nhiều cũng có sự hiểu biết, biết cách ứng xử với chồng con, nhưng khi nóng lên, cơn bực tức lấn át lí trí, khiến chị không còn bình tĩnh nên thốt ra những lời làm tổn thương đến tâm hồn trong sáng của con trẻ.

Tiếp đến là truyện Một bữa no, bà của cái đĩ tuổi đã cao, sức đã yếu nên không làm ra cái ăn, bà đành đi xin ăn, nhưng “của người có hạn”, không ai cho mãi được. Cái đói đã dẫn đường bà đến nhà bà phó Thụ, người mua cái đĩ - cháu gái bà. Tới cổng nhà bà phó Thụ, bà lão không dám vào vì sợ chó, bà đành ngồi đợi và tưởng tượng đủ mọi tình huống để được vào nhà bà phó như: cái đĩ bế em ra ngõ, hay có ai từ trong nhà đi ra, hoặc người nào đó đến nhà bà phó, thì bà xin đi cùng. Cái bà tưởng tượng thì không xảy ra, cái không tưởng tượng lại xảy ra. Chính bà phó Thụ đi chợ về, thấy bà lão, bà phó tưởng người ăn mày, nên cau mày, gắt gỏng:

- Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy! [60, tr. 111]

Lời đe dọa nằm sau hai câu hỏi “Ai kia? Ai ngồi làm gì kia?”. Hai câu hỏi này có ý hỏi để biết người nào, làm việc gì: ăn xin hay là người làm thuê ? Câu thứ ba là câu biểu thị hành động đe dọa “chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy!”, động từ ngữ vi biểu thị ý có ý đe dọa là “lôi” (cắn, xé), hành động gây tổn thương, thiệt hại về thể xác. Bà già sợ bị chó cắn mà bỏ đi chăng. Đó là

cách xua đuổi người nghèo đói của những kẻ có tiền, có quyền, của xã hội phong kiến.

Chẳng những thế, sau khi cho bà cụ vào nhà, bà phó Thụ dùng những lời lẽ khó nghe mắng ráo riết để chặn họng bà cụ:

- Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như có giun chết, cạy gỉ mũi cond chưa sạch thì không thấy chơi với bời! Người ta nuôi mãi, bây giờ trơn lông đỏ da một tí đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lắm đấy!... Úi chào! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta!... [60, tr. 112].

Sau một hồi kể lể quá trình nuôi cái đĩ từ một đứa ốm nhôm, ốm nhách không biết gì thành một người đã biết trông em, biết làm việc nhà, có da có thịt. Bà phó bồi tiếp một câu “Muốn bắt nó về, cho nhà nào nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt.” câu biểu thị hành động cầu khiến, là lời yêu cầu nhưng người nói không mong muốn người nghe làm theo. Có ý thách thức bà cụ “Muốn bắt …thì cứ bắt”, “Ai người ta thiết?” Câu hỏi nhưng tỏ ý giận dỗi. Câu biểu thị hành động đe dọa “Cứ trả lại tiền cho người ta!”, lời đe dọa này không có động từ ngữ vi biểu thị ý đe dọa, nhưng người đọc vẫn hiểu đây là một câu đe dọa, dựa vào những câu đi trước nó.

Bà cụ làm gì có tiền mà trả, tiền ăn còn không có, bà đã phải lê tấm thân gầy gò, ốm yếu đi một chặng đường xa đến nhà cháu gái ở đợ để ăn chực. Nên lời bà phó thực sự làm bà lão sợ.

Nam Cao đã rất tinh tế quan sát và lựa chọn từ ngữ phù hợp làm nổi bật chân dung người phụ nữ nhà giàu lúc bấy giờ: đanh đá, bủn xỉn, keo kiệt, hung dữ, mắng chửi người khác mà vẫn tỉnh bơ.

Còn truyện Đời Thừa, nhân vật Hộ, một nhà văn yêu nghề, một người

khi say anh đã nói ra hết:

- Ngày mai… mình có biết không?... Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà… Tôi đuổi tất, không một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!

[60, tr. 164 – 165]. Theo lời kể của Nam Cao, thì nhà văn Hộ, lúc còn độc thân đã nghèo rồi, việc viết lách của anh chỉ đủ cho anh sống một cách “eo hẹp”. Dù sống chật vật, khó khăn, đói rách, hay ốm đau anh cũng chẳng sợ vì anh sống một mình, với anh lúc này chỉ có lý tưởng, “nghệ thuật là tất cả”. Nhưng khi Hộ lấy Từ, mọi việc đã khác, anh có cả một gia đình cần phải chăm lo. Những việc nhỏ nhặt, tủn mủn anh cần phải lo, phải quan tâm, bây giờ anh phải ra sức kiếm tiền, bởi bây giờ anh đã hiểu được giá trị của đồng tiền. Nào là tiền gạo, tiền mắm, tiền điện, tiền nước, tiền thuốc cho con,… không có tiền thì cả gia đình sống sao đây. Vì cuộc sống, cơm áo gạo tiền gì sát đất đã đẩy một trí thức nghèo như Hộ phải quên đi lý tưởng của mình, quên đi mong ước của đời mình là viết một tác phẩm đoạt giải nô – ben và được dịch ra nhiều thứ tiếng, được mọi người tung hô. Thì Hộ đã bẻ cong ngòi bút viết những mẩu chuyện vô vị, nhạt phèo, những bài báo mà người đọc rồi lại quên ngay sau khi đọc. Hộ rất buồn, và chán ghét bản thân. Anh tìm đến rượu, chỉ có rượu mới làm anh bớt buồn. Và rồi rượu vào thì lời ra. Hộ la mắng vợ con, anh còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)