Hành vi đe dọa trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 76 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Hành vi đe dọa trong truyện ngắn Nam Cao

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “đe dọa là làm cho người khác sợ hay tạo nên mối lo lắng về tai họa nào đó” [56, tr. 616]. Như vậy, ta có thể hiểu hành vi đe dọa bằng ngôn ngữ là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói chính xác hơn là mượn các phát ngôn để gây hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận như: lo lắng, lo âu, sợ hãi, vì trong phát ngôn của người nói, người nói thực hiện một hành vi đó là hành vi đe dọa.

Nam Cao đã vận dụng thành công hành vi đe dọa trong các sáng tác của mình với mục đích đe dọa, từ lời đe dọa của nhân vật Nam Cao đã khắc họa tính cách nhân vật, làm nổi bật hình tượng nhân vật. Nhân vật nào thì có loại ngôn ngữ đó, rất phù hợp.

Hành vi đe dọa bằng ngôn ngữ xuất hiện nhiều trong các cuộc thoại của truyện ngắn Nam Cao, như: Dì dọa cháu, mẹ dọa con, Vợ dọa chồng, chồng

dọa vợ, địa chủ, tư sản dọa những người nghèo khổ, đói rách, tên say rượu dọa người bán hàng, người bần cùng đe dọa lại địa chủ, nhà giàu…

Với hành vi de dọa bằng ngôn ngữ, thông qua lời nói, từ ngữ mà nhân vật dùng để đe dọa người khác thì tính cách, bản chất của nhân vật bị bóc trần. Như vậy, sức phê phán, tố cáo mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Chẳng những thế, tác giả còn gián tiếp tỏ thái độ phê phán, cười mỉa mai những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội, như thói: uống rượu, chửi mắng, đánh đập…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)