Hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 58 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Hành vi ngôn ngữ trực tiếp có thể hiểu là hành vi ở lời thực hiện đúng với điều kiện sử dụng, với đích ở lời. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp gắn với nghĩa tường minh: hành vi hỏi, hành vi cầu khiến, hành vi khuyên nhủ,...

Ví dụ: Hành vi hỏi

(1) - Sao Thanh ác thế?

- Cần gì! Đến mai làm thịt cho anh ăn đấy [60, tr. 202].

(2) – Cả Tri cũng đi đấy à?

Đức gật đầu (...) [ 60, tr. 10]

(3) – Cô Tư à!

Cô vẫn nhìn cái kéo.

Các phát ngôn “Sao Thanh ác thế?”, “Cả Tri cũng đi đấy à?’, “Gì dậy anh?” là những câu hỏi thể hiện hành vi hỏi, bởi trong câu có từ để hỏi là “sao”, “đấy à”, “gì” kèm với dấu câu “?”. Như vậy, hành vi hỏi là hành vi được thể hiện qua phát ngôn hỏi, có từ để hỏi kèm với dấu hỏi: sao? sao vậy?, sao thế?, sao rồi?, vì sao?, … không nào?,... thế nào?,… đấy à?,…

Ví dụ: Hành vi cầu khiến

(1) Chị cu lại bên mâm. Chị nhắc cái niêu nhẹ nhõm. Chị nghiên nó ra ánh trăng, nhìn. Còn ba hột cơm ranh! Ăn chẳng bõ dính răng. Chị nguây nguẩy đứng lên bảo Viển:

- Viển! Mày vét nốt mà ăn đi. [60, tr. 20]

(2) – Giời ơi là giời! Có chồng nhà nào thế không? Đi chợ được một đồng hai xu thì mua hai xu muối còn đưa nộp cả một đồng mà cũng còn nói ra nói vào. Vợ nhịn đằng vợ, con nhịn đằng con. Đằng kia đứa con đã không dám mua xu bánh nào...

- Khỉ, còn già họng. Câm ngay mồm! [60, tr. 247]

(3) – Chín rồi đây này

- Chín rồi thì bắc ra đây mà.

- Phải đấy, bắc ra đây tớ làm mấy xu. [60, tr. 245]

Các phát ngôn ở ví dụ (1) (2) “Viển! mày vét nốt mà ăn đi.”, “Câm ngay mồm”. Là câu cầu khiến thể hiện hành vi cầu khiến theo kiểu ra lệnh người nghe phải thực hiện. Còn ở ví dụ (3) “Chín rồi thì bắc ra đây mà” hay “bắc ra đây” cũng là câu cầu khiến thể hiện hành vi cầu khiến theo kiểu yêu cầu. Như vậy, hành vi cầu khiến trong câu cầu khiến có thể được thể hiện qua các từ: đi, cứ, ra đây, đừng, hãy, cần, nhé,...

Ví dụ: Hành vi khuyên nhủ

(1) – Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà

đểcho nó làm kiếp khác. Lão chu chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn [60, tr. 124].

(2) – Anh nên liệu dỡ phắt về. Ba trăm bạc của anh nó nướng phắt cả

rồi. Vừa ở nhà anh ra, chúng nó biết có một số tiền to, chúng nó vây riết lắm. Ngay đêm hôm ấy, chúng nó đã thịt cu cậu hơn trăm bạc. Cu cậu còn nhiều nợ lắm. Vườn cũng cố rồi. Nếu không dỡ nhà ngay, nó thua quá, đi đâu mất, sợ lôi thôi cho mình.

- Có thể. Nếu tôi chậm dỡ, sợ người khác hớt tay trên (...). [60, tr. 55] (3) Tờ chứng chỉ xong rồi. Viên y sĩ đưa cho Hài và bảo:

- Ông nghe tôi. Đừng làm việc lắm. Nếu ông làm việc, ông không sống lâu được đâu. [60, tr. 177]

Các phát ngôn “Ta giết thịt nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác”, “Anh nên liệu dỡ phắt về”, “Ông nghe tôi. Đừng làm việc lắm. Nếu ông làm việc, ông không sống lâu được đâu” ở ví dụ (1), (2), (3) là những câu khuyên nhủ thể hiện hành vi khuyên nhủ. Khuyên nhủ là nói những lời để người nghe bớt đau lòng, nên làm cái này, đừng làm cái kia, giảm thiểu tổn thất cho người, khi khuyên nhủ hay dùng các từ: nên, cần, cần phải, đừng lo,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội thoại trong truyện ngắn nam cao (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)