Xuất về việc vận dụng chiến lược sản phẩm đối với dòng sữa nước của nhãn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM sữa nước của NHÃN HIỆU DUTCH LADY GIAI đoạn 2015 2017 (Trang 65 - 69)

nhãn hiệu Dutch Lady:

Nhìn một cách tổng quan có thể nói chiến lược sản phẩm của Dutch Lady đã thành công trong phân khúc thị trường sữa nước. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các công ty sữa quốc tế sau khi hội nhập cũng như vượt qua Vinamilk để trở thành nhãn hiệu sữa được yêu thích nhất Việt Nam, Dutch Lady cần phải nỗ lực nhiều hơn. Để có thể đạt được mục tiêu trên, dưới đây là một vài đề xuất để nhằm phát triển dòng sữa nước của Dutch Lady:

Các đề xuất phát triển chiến lược sản phẩm:

● Phát triển các sản phẩm mới: Có nhiều hướng phát triển sản phẩm nhằm nâng

cao chất lượng tốt hơn và đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu chuyên biệt hay nâng cao cho từng nhóm khách hàng như:

-Sữa có bổ sung Canxi, ít béo, ít cholesterol giành cho người lớn tuổi. -Sữa tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng của trẻ.

-Sữa có bổ sung các vitamin, khoáng chất, DHA, …giúp cho sự phát triển về trí tuệ cũng như thể chất của trẻ.

-Sữa giàu năng lượng, dễ hấp thu giành cho người bệnh.

-Sữa có hàm lượng lactose thấp giành cho người không tiêu hóa được sữa. -Sữa có nhiều hương vị khác nhau nhằm kích thích vị giác của người tiêu dùng.

Cải tiến bao bì: Nhằm mục đích tăng tính tiện dụng cho sản phẩm để phù hợp

với nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của khách hàng, công ty có thể đưa ra thêm nhiều loại bao bì mới với nhiều chất liệu khác nhau thân thiện với môi trường, tiện lợi. Thiết kế mẫu bao bì bắt mắt, hiệu quả hơn nhằm gây ấn tượng và thông rõ hơn các lợi ích khi sử dụng sản phẩm, đặc là đối với các sản phẩm mới. Bao bì cũng là một kênh quan trọng để truyền thông hiệu quả nhất.

56

● Chất lượng sản phẩm: Không ngừng nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện chất

lượng sản phẩm. Nên có những chiến lược truyền thông về chất lượng sản phẩm để nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Các giải pháp khác: Đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh các sản phẩm rộng rãi nhất là sử dụng các kênh truyền thông tiếp thị số như các trang mạng xã hội, email, …

- Gia tăng nổ lực quảng cáo, thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức quảng cáo mới thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

- Thực hiện các chương trình khuyến mãi tích hợp, tri ân khách hàng thường xuyên hơn.

- Thực hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở các nơi công cộng như siêu thị, trường học, …

- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội tăng thiện cảm đối với thương hiệu: các quỹ khuyến học, tài trợ và phát động các chương trình từ thiện.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Về cơ bản, chương 3 đưa ra được ưu nhược điểm và đề xuất những biện pháp để giúp chiến lược sản phẩm của Dutch Lady hoàn thiện hơn, đã giải quyết được những mục tiêu đề ra về phân tích SWOT của công ty Dutch Lady. Tuy đã có vị thế trên thị trường sữa hiện nay nhưng Dutch Lady vẫn luôn cần phát triển để vượt qua Vinamilk, trở thành doanh nghiệp sữa đứng đầu Việt Nam và đồng thời cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài. Với những thông tin tìm kiếm được và kết hợp với quá trình nghiên cứu ở chương 2, nội dung ở chương này đã được hoàn thiện dù vẫn còn một số thiếu sót vì đây chỉ là ý kiến đề xuất chủ quan.

57

PHẦN KẾT LUẬN

Thông qua đề tài Phân tích chiến lược sản phẩm sữa nước của nhãn hiệu Dutch Lady giai đoạn 2015 - 2017, người viết đã hệ thống lại được các vấn đề liên quan đến chiến lược sản phẩm về mặt lý thuyết và sự ảnh hưởng của môi trường cũng như các chiến lược khác đối với chiến lược sản phẩm. Từ đó, người viết cũng đã phân tích việc áp dụng chiến lược sản phẩm đối với dòng sữa nước của nhãn hiệu Dutch Lady. Bên cạnh đó, người viết cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất của bản thân đối với chiến lược sản phẩm cho dòng sữa nước của Dutch Lady.

Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của người viết vẫn còn một số hạn chế vẫn chưa được khắc phục. Đề tài vẫn chưa cập nhật được những số liệu mới nhất của Dutch Lady trong năm 2017 (thị phần trong ngành sữa, sản lượng sản xuất sữa, …), các số liệu của công ty còn bị hạn chế, các số liệu được trích trong bài còn cũ.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler, Gary Armstrong (1994), Principle of Marketing, NXB Thống kê, TP. Hà Nội

2. Ngô Thị Thu, Trần Thị Ngọc Trang (2011), Marketing căn bản, Trường Đại học Tài chính – Marketing, TP. Hồ Chí Minh

3. Don Sexton (2017), Marketing căn bản, NXB Lao động, TP. Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Philip Kotler, Kevin Keller (2013), Marketing Management, NXB Lao động xã hội, TP. Hà Nội

5. Nhiều tác giả (2012), Quản trị Marketing, NXB Lao động, TP. Hồ Chí Minh 6. Công ty FrieslandCampina Vietnam: www.frieslandcampina.com

7. Ngành sữa Việt Nam: dairyvietnam.org.vn 8. Tổng cục Thống kê: gso.gov.vn 9. www.dutchlady.com.vn 10. viracresearch.com 11. www.cafebiz.vn 12. www.slideshare.net 13. www.websosanh.vn 14. www.brandsvietnam.com 15. www.vinamilk.com.vn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM sữa nước của NHÃN HIỆU DUTCH LADY GIAI đoạn 2015 2017 (Trang 65 - 69)