6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
2.2.1.1. Khái niệm thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiêm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tích phân phối của một bảng số liệu thô là lập bảng phân phối tần số. Sau đó, sử dụng một số hàm để làm rõ đặc tính của mẫu phân tích. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh các dữ liệu,
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu,
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
2.2.1.2. Các đại lượng thống kê mô tả
Mean: Số trung bình cộng Sum: Tổng cộng
Std.deviation: Độ lệch chuẩn
Minimum, maximum: Giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất DF: Bậc tự do
Std error: Sai số chuẩn
Median: Là lượng biến của tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến, chia số lượng biến thành hai phần (phần trên và phần dưới) mỗi phần có cùng một số đơn vị bằng nhau.
Mode: Là biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy phân phối. Trong dãy lượng biến, mode là lượng biến có tần số lớn nhất.