Kiến nghị đối với cấp Trung ương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý vốn đầu tư tại CÔNG TY CP đầu tư TRỒNG RỪNG và cây CÔNG NGHIỆP VIỆT hà (Trang 93 - 96)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với cấp Trung ương

Lựa chọn cao su là sản phẩm chủ lực và có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành cao su. Do đó, trong tương lai nếu lựa chọn những sản phẩm chủ lực để phát triển thì cao su sẽ nằm trong nhóm lựa chọn số một.

Một khi đã lựa chọn cao su là sản phẩm mũi nhọn thì chính quyền Trung ương và địa phương nên có các chính sách ưu tiên phát triển đúng mức để tạo thuận lợi cho ngành nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành cao su: các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế, có vốn và có công nghệ, trong khi đó nhiều doanh nghiệp cao su trong nước thiếu cả năng lực tiếp cận thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU, thiếu vốn và thiếu công nghệ, vì vậy Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hoặc gỡ bỏ các rào cản để doanh nghiệp FDI có thể đầu tư vào ngành cao su.

Nâng cao năng lực hội nhập cho ngành cao su. Trong thời gian vừa qua và sắp tới, nước ta sẽ hội nhập sâu hơn vàrộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh hội nhập khác nhau như song phương (FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA VN-EU), khu vực (ASEAN) và đa phương (TPP), mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đa dạng hơn nhưng cũng cần sự hỗ trợ thông tin thị trường và khách hàng từ phía các cơ quan như Bộ Ngoại giao, VCCI, các Hiệp hội,… Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những hình thức phổ biến thông tin khác nhau đến các doanh nghiệp cao su để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về thách thức cũng như cơ hội trong quá trình hội nhập.

Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch cây cao su trong thời gian qua còn một số bất cập. Rất nhiều hộ tiểu điền chuyển sang trồng cây cao su trong thời gian giá cao su cao nhưng lại có xu hướng chặt bỏ cây cao su trong thời gian giá cao su giảm hoặc không quan tâm đến việc chăm sóc cây cao su. Việc trồng, phá bỏ, và thiếu sự chăm sóc cây cao su tự phát của hộ tiểu điền hầu như không được quản lý bởi cơ quan chức năng tại địa phương. Ở đây, các sở cho biết đã có quy hoạch nhưng khi người dân

“chạy” theo tín hiệu của thị trường thì các sở không có quy định và biện pháp chế tài để đưa hoạt động tự phát của người dân vào quy hoạch.

Bên cạnh việc quy hoạch cây cao su, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ hay thông tin để người dân yên tâm trồng cây cao su, hướng người dân đến tầm nhìn dài hạn chứ không chỉ ngắn hạn. Người dân trồng sau đó chặt cây cao su mỗi khi giá biến động lên xuống sẽ làm tăng chi phí trồng cây cao su, tăng chi phí sản xuất cao su và do đó làm giảm năng lực cạnh tranh cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hỗ trợ tiếp cận vốn: Công nghệ sử dụng trong ngành sản xuất cao su Việt Nam được coi ở mức trung bình so với thế giới, rào cản lớn nhất liên quan đến việc thực hiện đổi mới công nghệ là thiếu vốn. Vì thế, chính quyền Trung ương, địa phương hoặc Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng như các hiệp hội liên quan có thể có cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, rẻ hơn trong quá trình nghiên cứu, đổi mới và cải tiến công nghệ.

Hỗ trợ tiếp cận vốn có thể thông qua nhiều cách thức đa dạng khác nhau như cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi hoặc vay vốn với các điều kiện ít khắt khe hơn; cho vay thông qua quỹ khuyến công hoặc các hình thức hỗ trợ vốn để nhập khẩu và cải tiến công nghệ khác.

Có lẽ, tiếp cận vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành cao su bên cạnh tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp được khảo sát kiến nghị cơ quan chính quyền trung ương và địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp, nhất là trong bối cảnh hiện nay giá cao su ở mức thấp.

Chính sách thuế: để nâng cao sức cạnh tranh của cao su nước ta trên thị trường quốc tế, Bộ Tài chính cần nghiên cứu để giảm thuế xuất khẩu để góp phần giảm giá bản sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của cao su nước ta trước các đối thủ nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý vốn đầu tư tại CÔNG TY CP đầu tư TRỒNG RỪNG và cây CÔNG NGHIỆP VIỆT hà (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w