6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.4. Tìm kiếm nguồn Vốn đầu tư
3.2.4.1. Phát hành thêm cổ phần gia tăng vốn
Hiện nay giá trị lợi nhuận của công ty đang ở mức cao hơn 20% so với doanh thu, đây là một tỉ lệ tương đối ổn cho các nhà đầu tư muốn mua cổ phần trên thị trường. Công ty cổ phần trồng rừng và cây cơng nghiệp Việt Hà hồn tồn có thể phát hành thêm cổ phần kêu gọi các cổ đông đầu tư vào công ty nhằm gia tăng nguồn vốn của công ty nhằm phục vụ cho việc đầu tư vào sản xuất và kinh doanh cây cao su.
Công ty cần thiết phải lập một ban nghiên cứu về vấn đề này, có kế hoạch truyền thơng tốt nhằm đưa thơng tin minh bạch và cụ thể để các nhà đầu tư có thể nắm thêm nhiều thông tin và tiến hành đầu tư vào công ty.
Mức hiện tại mong muốn của ban quản trị là gia tăng lượng vốn đầu tư vào việc thu mua và mở rộng hoạt động chế biến mủ cao su lên 1000 tấn, với số vốn cần thiết huy động lên khoảng 3.000.000.000 VNĐ.
Để thực hiện công tác gia tăng lượng vốn đầu tư cần thiết là 3.000.000.000 VNĐ trong cơng ty giai đoạn này, vì số vốn trên là khơng lớn nên hình thức huy động được cơng ty chọn là hình thức phát hành trái phiếu công ty theo quy định mới của Chính phủ là Nghị định 163/2018/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2018 có hiệu lực ngày 01 tháng 02 năm 2019. Trong Nghị định này có hướng dẫn rõ ràng và cơng
ty có nhiều thuận lợi và nguồn lực để thực hiện. Trong các hồ sơ cần thiết cho cơng tác phát hành trái phiếu này thì chỉ có quy định tại Điều 10: Điều kiện phát hành trái phiếu. Trong các quy định tại điều 10 này công ty đã chuẩn bị tương đối đầy đủ từ đầu năm 2018 như Báo cáo tài chính được kiểm tốn, tỷ lệ lãi suất huy động, Thời gian và phương án huy động,…
Cụ thể được ấn định trong bảng sau: Giá trị trái phiếu: 10.000.000 VNĐ Số lượng trái phiếu: 300 trái phiếu. Lãi suất trái phiếu: cố định 12%/ năm
Thời hạn là 3 năm. Sau đó sẽ chuyển đổi trái phiếu sang cổ phần của công ty. Nếu nhà đầu tư nào khơng muốn chuyển đổi thì hồn trả lại phần đầu tư của mình cho trái phiếu.
Phương án:
Bán trái phiếu ưu đãi cho nhân viên của công ty trước với số tiền thu thời điểm hiện tại là 100% giá trị đầu tư nếu là nhân viên mua sở hữu và đứng tên. Tuy nhiên lãi suất huy động từ nhà đầu tư là nhân viên là 12.5%/năm.
Nhà đầu tư bên ngoài là 100% giá trị trái phiếu. Lãi suất huy động là 12%/năm.
Tuy nhiên các nhà đầu tư mua trái phiếu kể cả nhân viên có thể tham gia vào trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm cùng kỳ của trái phiếu.
Bảng 3.1: Phân tích tài chính cho hoạt động phát hành trái phiếu.
ĐVT: 1.000 VNĐ
Tên gọi Trái phiếu
Nhân viên
mua Bên ngoài Ghi chú
Số Lượng (trái phiếu) 300 150 150 Mệnh giá (VNĐ) 10,000 10,000 10,000 Lãi Suất (%/năm) 12.5% 12% cộng thêm 0.5%/năm Lượng tài chính thu về 1,500,000 1,500,000
Bảng 3.2: Bảng phân tích hoạt động tài chính của trái phiếu
Số lượng Trái phiếu:300 Mệnh giá: 10.000 VNĐ
ĐVT: 1.000VNĐ
Thời
gian Nhà Đầu Tư
Kế hoạch trả lãi Kế hoạch thanh toán vốn Tỉ lệ sinh lời từ vốn đầu tư
Năm 1 Nhân viên 187,500 300,000 Bên Ngoài 180,000 300,000 Năm 2 Nhân viên 187,500 300,000 Bên Ngoài 180,000 300,000 Năm 3 Nhân viên 187,500 300,000 Bên Ngoài 180,000 300,000
Với MIT (mệnh giá) = 10 tr/TP, thời gian huy động n=3 năm Lãi suất trái phiếu: 12%/ năm thì INT=1,2 tr/năm
Giả sử lãi suất thị trường mong đợi là 10%/năm Giá chào bán TP là:
=10,743 tr/TP
Tổng giá trị hiện tại thuần của kế hoạch huy động vốn trái phiếu và sử dụng vốn trái phiếu là 1,494,024,284 VNĐ.
3.2.4.2. Thương lượng với nhà cung cấp
Đây là một trong những hoạt động cần thiết nhằm kéo dài thời gian trả các khoản chi phí mà cơng ty phải trả cho các đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất, trồng và chăm sóc cây cao su. Tuy nhiên cây cao su là cây công nghiệp dài ngày mà tỉ lệ vốn đầu tư vào cơng tác trồng và chăm sóc trong giai đoạn đầu cũng khá lớn. Đầu tư vốn mua các yếu tố đầu vào có thời gian khá dài, thường là 5 năm thì việc thương lượng với các nhà cung cấp dãn tiến độ thanh tốn ra là việc khó hơn các đầu tư vốn vào cây nông nghiệp ngắn ngày. Hoạt động kéo dài cơng tác thanh tốn này thường được thực hiện trong khoản 6 tháng đến 1 năm.
3.2.4.3. Ký hợp đồng sản xuất và chế biến theo chuỗi giá trị với đối tác
Hoạt động theo định hướng sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị được các doanh nghiệp thực hiện khá hiệu quả trong thời gian hiện nay, việc hoạt động sản xuất kinh doanh được ký với các đối tác, đảm bảo được công tác tiêu thụ cho đầu ra sản phẩm và hỗ trợ từ các đối tác các yếu tố đầu vào như: Giống, phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch. Đây là một trong các nguồn lực quan trọng cho các
cơng ty cịn yếu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh giống như Công ty cổ phần trồng rừng và cây công nghiệp Việt Hà hiện nay.
Nên việc ký kết với các đối tác theo hướng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su là rất cần thiết tại Công ty cổ phần trồng rừng và cây công nghiệp Việt Hà.
3.2.4.4. Huy động vốn từ các quỹ đầu tư, ngân hàng
Hiện nay theo số liệu thống kê dữ liệu từ Copley Fund Research, tháng 08 năm 2019 thì 19,7% quỹ đầu tư thị trường mới nổi (EM) trên toàn cầu hiện đang nắm giữ cổ phiếu Việt Nam tăng gấp ba lần so với đầu năm 2014,vốn theo dõi 193 quỹ với lượng tài sản kết hợp trị giá 350 tỷ USD.
Đây cũng là tín hiệu tốt cho các cơng ty cổ phần tại thị trường Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư là hồn tồn có thể nếu các dự án đầu tư của cơng ty có khả năng sinh lợi tốt.
Công ty cổ phần trồng rừng và cây cơng nghiệp Việt Hà có đủ khả năng để tiếp cận 193 quỹ đầu tư trên để kêu gọi nguồn vốn đầu tư vào dự án trồng và phát triển cây cao su.
Các ngân hàng hiện nay đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Chính Sách Xã Hội có nhiều chính sách vay cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và trồng rừng. Đây cũng là nguồn huy động vốn dài hạn và hiệu quả cho công ty trong công tác huy động vốn đầu tư.
Cụ thể về cho vay ưu đãi của Agribank được thực hiện theo điều 8 của Nghị định 55/NĐ – CP của Chính phủ ngày 09 tháng 09 năm 2015.
Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cho vay khơng có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha.
- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của lồi cây trồng nhưng khơng q 20 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính.
Dựa trên các hỗ trợ này, đây cũng là một trong các nguồn vốn của công ty cần khai thác trong hoạt động huy động vốn đầu tư trồng cây cao su của mình.
3.2.4.5. Huy động vốn từ các nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương và trung ương
Tại địa phương tỉnh Bình Thuận có 2 chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng cây cao su là Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2011 và Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Thuận, hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trồng và chế biến các sản phẩm từ cây cao su.
Hiện nay vùng trồng cây cao su của Công ty cổ phần trồng rừng và cây công nghiệp Việt Hà là Xã Suối Kiết, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận là một vùng xa, vùng trồng này sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ tốt trong cơng tác tiếp cận tín dụng để trồng rừng và phát triển cây cao su.