Định hướng phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp bộ môn du lịch (bản final) (Trang 46 - 47)

Trong nhiều năm qua, sự phát triển của ngành dịch vụ, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà hàng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, song vẫn chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu của phát triể kinh tế đất nước. Trước bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức canh tranh quốc gia, yêu cầu phát triển dịch vụ có ý nghĩa to lớn, không chỉ trực tiếp tạo động lực phát triển mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, đảm bảo đầu ra cho ngành nông nghiệp và tác động lan tỏa tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nhà nước định hướng đẩy mạnh phát triển ngành Dịch vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, theo hướng hiện đại, với tốc độ bình quân 7-7,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng các khu vực sản xuất và GDP như mục tiêu đề ra. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ gắn với việc phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế tri thức, phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng cường sự kết nối bổ trợ giữa các ngành kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nhằm đưa tỷ trọng dịch vụ đạt 45% GDP vào năm 2020.

Theo đó, ngành dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà hàng có ba định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, Chương trình Khởi nghiệp do báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp thực hiện,

dưới sự chỉ đạo của phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ) đã thu hút hơn 100 trường Đại học- Cao Đẳng, hàng chục tỉnh thành và hàng chục vạn lượt thanh niên – sinh viên trên cả nước tham gia các hoạt động. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 3.500 quán kinh doanh Café, thức uống đã hơn 5.000 nhà hàng ăn. Trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh, con số đó còn lớn hơn rất nhiều. Nhu cầu thị trường các tỉnh/thành phố khác cũng rất cao. Do vậy tiềm năng khởi nghiệp trong lĩnh vực này là rất lớn và cơ hội để thành công trong khởi nghiệp ngành dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà hàng rất rõ rang.

Thứ hai, trào lưu kinh doanh theo chuỗi đang phát triển mạnh trong vài năm trở

lại đây. Các thương hiệu chuỗi tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà hàng. Các thương hiệu lớn liên tục mở rộng các chuỗi cửa hàng. Mặc dù vậy, có rất nhiều chuỗi kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực phải đóng cửa cho thấy thị trường F&B nhiều tiềm năng nhưng có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy nhiên, về

cơ bản, những lí do chính thường nằm ở khả năng quản trị. Nhiều chuỗi ẩm thực nước ngoài phát triển được với hàng tram, hàng ngàn cửa hàng cốt lõi nhờ quản trị rất tốt với quy trình tạo ra sản phẩm cũng như kiểm soát dịch vụ trong khi rất nhiều chuỗi nhà hàng tại Việt Nam vừa rồi phải đóng của hoặc thu hẹp quy mô do không thể quản trị được khi doanh nghiệp (DN) phát triển quá nóng. Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam không thành công đó là mức độ đáp ứng của thị trường và khả năng tài chính.

Thứ ba, “Nhượng quyền thương mại” (franchise) là một loại động thương mại,

theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

 Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “( Điều 284, Luật Thương Mại Việt Nam 2005 ).

Nhượng quyền thương mại – franchise được đánh giá là một trong những hình thức kinh doanh thành công nhất trong kinh tế thị trường hiện đại. Theo thống kê,90% doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại trên 110 quốc gia đều làm ăn có lãi bất chấp những biến động của nền kinh tế. Tại Việt Nam, “ thị trường franchise còn sơ khai, tuy nhiên với những thế mạnh: ổn định trính trị, kinh tế tăng trưởng mạnh, dân số đông, đang trong thời kì hội nhập và mở cửa với thị trường thế giới nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn” – ông Albert Kong, chủ tịch công ty Asiawide Franchise nhận định. Hiện nay, chỉ riêng tạo Hà Nội đã có trên 1000 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống của cả trong nước và nước ngoài ( theo thông kê của tổng đài 1080 ). Trong những năm gần đây, chuỗi các nhà hàng kinh doanh nhượng quyền thương mại của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như KFC, Lotteria, Pizza Hut, Starbuck,…nở rộ cũng là minh chứng cho tiềm nâng thành công của hình thức kinh doanh này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp bộ môn du lịch (bản final) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w