6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế
- Một là, trình độ cán bộ ngân hàng hạn chế, một số sản phẩm nghiệp vụ thẻ vẫn là nghiệp vụ mới và phức tạp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm thẻ như cử cán bộ tham gia các lớp học nghiệp vụ về dịch vụ thẻ thanh toán. Song, do cán bộ marketing thẻ tại chi nhánh chưa bố trí được tách biệt, còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Bộ phận chuyên phục vụ thẻ chưa được tách riêng biệt còn nằm trong phòng kế toán, phòng bán lẻ và kiêm nhiệm là chủ yếu, dẫn đến việc theo dõi sát sao tình trạng các máy ATM/POS và giải quyết khiếu nại khách hàng đôi khi còn chưa kịp thời.
Vấn đề đào tạo nhân sự đã được Agribank Tỉnh Quảng Bình chú ý, tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh thẻ các quy chuẩn, cũng như công nghệ luôn luôn thay đổi đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật. Do vậy, cán bộ nghiệp vụ thẻ tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình còn khá lúng túng trong các hoạt động giao dịch bằng thẻ thanh toán quốc tế.
- Hai là, công tác marketing, tiếp thị
- Chiến lược Marketing sản phẩm, dịch vụ thẻ chưa được nghiên cứu xây dựng và triển khai một cách bài bản tại chi nhánh, chưa có định hướng rõ ràng nên hiệu quả Marketing, tiếp thị chưa cao. Mặt khác, do sản phẩm, dịch vụ thẻ có tính tương đồng, dễ sao chép, bắt chước nên việc nghiên cứu áp dụng chiến lược Marketing phù hợp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng khác.
Chi phí cho hoạt động Marketing, tiếp thị còn chưa tương xứng với sự đầu tư và yêu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ. vốn đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thẻ là rất lớn, nhưng hoạt động Marketing tại chi nhánh vẫn chưa có kế hoạch dài hạn từ công tác khảo sát, xây dựng chiến lược đến các dự án tài trợ, quảng cáo.
- Ba là, nhu cầu sử dụng của khách hàng
Hiện tại, dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và khu vực do Agribank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình phụ trách nhìn chung chưa nhận thức rõ về vai trò ý nghĩa của thẻ thanh toán trong các giao dịch cũng như sinh hoạt. Mạng lưới nhà hàng, siêu thị lớn tại địa bàn còn kém phát triển vì vậy nhu cầu thanh toán bằng thẻ còn chưa cao. Đa số người dân có thói quen sử dụng tiền mặt thanh toán.
- Cuối cùng là, mạng lưới dịch vụ của đối thủ cạnh tranh mạnh
Hoạt động kinh doanh thẻ mang lại cho các ngân hàng một nguồn thu không nhỏ. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần thẻ ngày càng gay gắt. Agribank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cũng không phải ngoại lệ. Các NHTM luôn cố gắng cho ra đời các sản phẩm mới hay nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của mình để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Sự cạnh tranh này đã gây ra không ít khó khăn cho Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình trong cuộc đua giữ thị phần của mình.
Trên địa bàn, hiện tại có nhiều Ngân hàng như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Đông á, Sacombank, Techcombank... cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ thẻ thanh toán. Các đối thủ có nhiều chương trình hấp dẫn cạnh trong lĩnh vực thẻ thanh toán khiến khách hàng tiềm năng bị chia nhỏ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua những phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 - 2019, ta nhận thấy ngân hàng đã và đang phát triển theo chiều hướng tích cực, đóng góp to lớn trong sự phát triển thanh toán thẻ tại thị trường thẻ Việt Nam. Bên cạnh những gì đã đạt được thì Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít những khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục. Chương 3 luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhàm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH