Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2021 2025

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 102)

5. Kết cấu luận văn

4.1. Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2021 2025

4.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Tống công ty Viễn thông MobiFone

Trong những năm qua, MobiFone đã hoàn thành được một số nhiệm vụ trọng tâm, như: công tác tái cơ cấu và hoàn thiện mô hình tổ chức chuyển đổi thành Tổng Công ty, duy trì kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt qua nhiều năm và hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ Thông Tin và Truyền Thông và ủy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp giao phó, bước đầu xây dựng những trụ cột chiến lược của MobiFone làm tiền đề phát triển trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025.

Đe phát triển bền vững theo đúng chiến lược đề ra và hoàn thành các nhiệm vụ Úy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp giao, căn cứ vào tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong những năm vừa qua. Tổng Công ty viễn thông MobiFone đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triền và kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025, thiết lập nên từ khóa “tốc độ” cho các năm tiếp theo và đưa từ khóa này trở thành một thông điệp xuyên suốt trong quyết tâm của toàn thề các cấp quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên của Tổng Công ty nhằm thực hiện các mục tiêu và kế hoạch sau:

+ Tống công ty Viễn thông MobiFone xác định mục tiêu kinh doanh không còn chỉ hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống là di động, MobiFone sẽ thực hiện mục tiêu phát triển, mở rộng ra thêm các lĩnh vực khác hướng đến Tổng Công

ty cung cấp đa dịch vụ, trong đó 4 trụ cột chiến lược là Viễn thông, Công nghệ thông tin - Phân phối và Bán lẻ - Truyền hình - Đa dịch vụ.

+ Tổng Công ty sẽ đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư trong cả 2 khía cạnh tiến độ và khối lượng, đặc biệt là các dự án truyền dẫn, phá bỏ dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ và ngày càng nắm quyền chủ động trong việc xây dựng phát triển những

sản phẩm dịch vụ mới theo chiến lược riêng của mình: như hoàn thiện đường trục

truyền dẫn Bắc - Nam, phủ sóng rộng khắp các trạm 3G trên cả nước, phát sóng 4G, tiến tới phủ sóng 5G nhằm mang đến cơ hội trải nghiệm cho đông đảo khách hàng.

+ Tập trung phát triển các giải pháp về kinh doanh, như: Tâp trung kinh doanh các dịch vụ mang lại doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao thuộc các lĩnh vực: Viễn thông, Công nghệ thông tin - Phân phối và Bán lẻ - Truyền hình - Đa dịch vụ; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh bán hàng đồng bộ, hệ thống bán lẻ, phân phối rộng khắp cả nước; Xây dựng các gói cước tích họp đa dịch vụ cho các phân lớp khách hàng khác nhau, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút khách hàng, gia tăng thị phần, tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hàng.

+ Tập trung phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, như: Nâng cấp và mở rộng năng lực hệ thống để đáp ứng cung cấp các dịch vụ nội dung GTGT trên nền công nghệ 3G. Triển khai việc cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ 4G; Nghiên cứu, triển khai các dịch vụ tích hợp viễn thông - truyền hình, phát triển các dịch vụ mới, đẩy manh triển khai cung cấp dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng nhàm nâng cao ưu thế và lợi thế cạnh tranh trên thị trường viễn thông.

+ Tập trung đầu tư hạ tầng truyền dẫn, tối ưu, sắp xếp, tăng cường chất lượng và năng lực của mạng thông tin di động, tăng cường phủ sóng với chất lượng, băng thông truy nhập cao; Hoàn thiện, mở rộng các hệ thống cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng, tập trung đàu tư các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động, băng rộng cố định và các dịch vụ data...; Tập trung và ưu tiên nguồn lực phát triền các dịch vụ, tiện ích mạng tích hợp viễn thông - CNTT...cho các nhóm khách hàng.

+ Tổng Công ty tiến hành đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển; Xây dựng các hệ thống quản trị tài chính để kiểm

soát các luồng tiền họp lý, khoa học và hiệu quả.

+ Tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN trong phát triển dịch vụ mới, công tác quản

lý, điều hành, phân tích dữ liệu phục vụ kinh doanh, bán hàng; Tố chức, sắp xếp bố trí họp lý nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập và các cơ chế tạo động lực cho người lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

4.1.2. Phương hướng phát triên nguôn nhân lực giai đoạn 2021 -2025, tâm

nhìn 2030

Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, các doanh nghiệp nói chung và công Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1 nói riêng phải luôn xem xét lại chính mình, đánh giá lại những gì đã làm được và những gì chưa làm được, phân tích điếm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và nguy cơ mà Công ty phải vượt qua. Đe tồn tại và phát triển Công ty phải luôn đổi mới: đồi mới về công nghệ, quy mô, mục đích hoạt động,...Đe đáp ứng được các nhu cầu này, thì doanh nghiệp cần không ngừng bổ sung lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện tốt công tác này là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Nhiệm vụ chính trong định hướng phát triền nguồn nhân lực của Công ty trong giai đoạn này là

lựa chọn được những người có năng lực, trình độ xuất sắc để tham gia vào bộ máy quản lý của Công ty, trong đó:

+ Công ty xác định trong thời gian tới sẽ nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực bằng cách nâng cao yêu cầu đối với trình độ của người lao động. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và chiến lược kinh doanh của Công ty, tiến tới Công ty sẽ duy trì một lực

lượng lao động ồn định, nâng cao năng lực, trình độ lao động. Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng những người có kinh nghiệm cho các vị trí có nhu cầu nhân sự đế giảm thiếu chi phí đào tạo lại và thời gian hòa nhập vào môi trường hoạt động cùa Công ty.

+ Công ty cũng đề ra yêu cầu về độ tuổi đối với lao động tuyển mới. Mục tiêu của Công ty là dần trẻ hóa đội ngũ lao động để khai thác thế mạnh của nhóm lao động

này như sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, ham hiểu biết,.. .Trong thời gian tới để thực hiện mục tiêu này, Công ty yêu cầu tuối đời của ứng cử viên phải nhỏ hơn 35 tuổi.

+ Nhiệm vụ của phòng Tố chức - Hành chính là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với công

việc. Đe thực hiện được điều này ngoài việc thực hiện tốt công tác tuyền dụng thì Công ty đã xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nhân sự.

+ Đe theo kịp sự thay đổi và phát triển liên tục của công nghệ sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao. Đẻ thích ứng với trình độ công nghệ mói thì người

lao động phải có trình độ điêu hành hoạt động của máy móc thiêt bị. Vì vậy cân phải quan tâm tới công tác đào tạo, nâng cao hon nữa trình độ của người lao động.

+ Đối với cán bộ công nhân viên ở các phòng ban: Trước tình hình mới nhiều thử thách các cán bộ công nhân viên ở các phòng ban cần phải nắm được những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng quản lý,.. .Hình thức đào tạo cho các đối tượng này là Công ty mở các lớp ngắn hạn bồi dường cho họ, mời giảng viên có kiến thức thị trường về giảng dạy. Đồng thời cử những người có năng lực đi học tập ở nước ngoài về kỹ năng quản lý, về chuyên môn và kỹ thuật ứng dụng.

4.1.3. Định hướng tạo động lực làm việc cho người lao động của Công ty

trong thời gian tới

Trước thềm thị trường viễn thông, công nghệ thông tins cạnh tranh đang mở rộng trước mắt, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1 nhận thức rõ có được sự phát triển mạnh, bền vững hay không chính nhờ yếu tố quyết định là nhân lực. Chính vì thế hoạt động quản trị nhân lực nói chung và đặc biệt là hoạt động tạo động lực cho người lao động nói riêng được quan tâm hàng đầu.

Lãnh đạo Công ty xác định tạo động lực cho người lao động là hoạt động mang tính chất lâu dài, cần được thực hiện thường xuyên; là giải pháp bền vững đế thu hút, gìn giữ nhân tài cho tổ chức. Tạo động lực là các hoạt động nhằm mục đích thay đổi hành vi, thái độ của người lao động theo hướng tích cực. Hành vi của người lao động không thể thay trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một quá trình liên tục, lâu dài. Bên cạnh đó, tạo động lực cho người lao động đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các công cụ và chính sách đảm bảo chăm lo cho đời sống cho người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần.

Định hướng tạo động lực cho người lao động trong thời gian tới của Công ty sẽ hướng tới việc chăm lo cho người lao động toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Trong đó, tập trung vào thực hiện tốt một số mặt chính là: tạo cơ hội phát triến cho người lao động, đào tạo CBCNV để đáp ứng được yêu cầu công việc, bố trí sử dụng hợp lý lao động, xây dựng các chính sách đãi ngộ xứng đáng.

Bên cạnh đó ban Giám đốc cũng quyết tâm xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết, phát huy tốt nhất vai trò tập thể của Đảng ủy, Công đoàn, đề cao vai trò, trách nhiệm

người đứng đầu và mỗi thành viên Ban lành đạo, hành động kiên quyết, kiên trì và sáng tạo, hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

4.2. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao độngtại Công ty • o V •Dịch vụ MobiFone khu vực• • 1 tại Công ty • o V •Dịch vụ MobiFone khu vực• • 1

4.2.1, Thiết lập mục tiêu làm việc hiệu quả cho nhăn viên

Thiết lập mục tiêu có tác dụng rõ ràng trong việc tạo động lực cho người lao động, nâng cao tính tự chủ của họ vì rõ ràng họ được tham gia trực tiếp trong việc tạo ra mục tiêu cho chính minh. Chính họ là người quản lý tiến độ thực hiện các mục tiêu đó. Phương pháp này cũng giúp cho người lao động hiểu rõ hơn những mục tiêu, chiến lược của tố chức, giúp họ nhận thấy mình cũng là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược chung. Từ đó tăng sự gắn bó của người lao động với tố chức.

Tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, hoạt động thiết lập mục tiêu cho nhân viên chưa được coi trọng. Nhân viên khá mơ hồ về mục tiêu, chiến lược của tố chức; không có mục tiêu làm việc rõ ràng, cụ thể cho từng cá nhân.

Đe hoạt động thiết lập mục tiêu cho nhân viên đạt hiệu quả có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Trước hết, cần nâng cao nhận thức cùa các cấp Lành đạo về tầm quan trọng cùa hoạt động thiết lập mục tiêu tới động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này thì các cấp lãnh đạo mới đầu tư thời gian, nguồn lực cho việc áp dụng và thực hiện biện pháp tạo động lực bằng cách thiết lập

mục tiêu hiệu quả cho từng cá nhân người lao động.

Công ty cần tố chức các khóa đào tạo kỹ năng thiết lập mục tiêu cho các cấp quản lý từ trưởng phòng/tố trưởng trở lên. Các cấp quản lý cần được cung cấp những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết về thiết lập mục tiêu để áp dụng hiệu quả trong thực tế. Có thể sử dụng hình thức liên kết đào tạo với các trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng quản lý hoặc mở lớp tại Công ty mời chuyên gia bên ngoài về giảng dạy.

Cần triển khai các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của Công ty đến từng người lao động. Trong các cuộc họp hàng tháng, quý, năm, lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm phổ biến, giải thích mục tiêu, chiến lược phát triển, kế

hoạch sản xuât kinh doanh của Công ty và đơn vị mình phụ trách đên từng người lao động. Đảm bảo người lao động hiểu rõ về các mục tiêu, kế hoạch và cam kết cùng thực hiện mục tiêu chung.

Lãnh đạo trực tiếp sẽ là người cùng nhân viên thiết lập mục tiêu làm việc, cần quy định rõ trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp là người có trách nhiệm hỗ trợ nhân viên thuộc phạm vi mình quản lý thiết lập mục tiêu làm việc. Quản lý trực tiếp cũng là người hỗ trợ nhân viên lập kế hoạch đi kèm để thực hiện mục tiêu, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của nhân viên.

Cần thu hút người lao động tham gia vào quá trình đặt mục tiêu; để nhân viên tụ’ đề ra mục tiêu của họ dựa trên mục tiêu chung của tổ chức. Dựa trên mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu mà nhân viên thiết lập người quản lý cần thảo luận, trao đổi lại với nhân viên để có sự điều chỉnh và thống nhất cần thiết các mục tiêu đã định. Các nhân viên chính là người hiều được minh có khả năng đạt được mục tiêu đó hay không. Vì vậy trong quá trình xây dựng mục tiêu cho nhân viên cần phải bàn bạc, tham khảo ý kiến của nhân viên.

Cấp tổ chức

Câp phòng

Cấp cá nhân

Sơ đồ 4.1: Sự phù họp trong hệ thống mục tiêu từ trên xuống

Đánh giá, khen thưởng mục tiêu làm việc của nhân viên: Người quản lý trực tiếp cần đánh giá và ghi nhận kết quả hoàn thành mục tiêu của nhân viên. Coi việc

hoàn thành mục tiêu là một trong sô các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Có các phần thưởng xứng đáng khi nhân viên hoàn thành mục tiêu.

Các lưu ý về yêu cầu đối với mục tiêu được đưa ra:

Mục tiêu của cá nhân, các bộ phận phải phù hợp và hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Sau khi mục tiêu Công ty được thiết lập và phổ biến, đến lượt các bộ phận, phòng ban chức nàng thiết lập mục tiêu cho mình, và Cấp quản lý bộ phận, phòng ban

sẽ chịu trách nhiệm chính về các mục tiêu này. Tiếp X tục đến các đơn vị nhở hơn như tổ, nhóm... Cuối cùng là mục tiêu của từng cá nhân trong tổ, nhóm...

Mục tiêu được thiết lập phải luôn đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, đo lường được, khả thi, và có thời hạn. Mục tiêu phải mang tính thách thức mới khuyến khích được nhân viên nỗ lực đạt được.

Ví dụ về mục tiêu làm việc cụ thể cũa nhân viên Quản trị văn phòng trong tháng 05/2020 như sau:

Bảng 4.1. Mục tiêu của nhân viên quản trị văn phòng

Họ và tên: Nguyễn Thị Trung Thu Đơn vị: Phòng Tồ chức hành chính Chức vụ: Chuyên viên quản trị vàn phòng

Các mục tiêu trong tháng 05/2020

Muc tiêu Trọng số

1. Tiết kiệm chi phí văn phòng 05% so với tháng trước 3

2. Lập kể hoạch chi phí Văn phòng Công ty Quý III/2020 báo cáo 2 trước 15/06/2020.

3. Chuân bị phòng họp đúng theo yêu cầu đuợc quy định cho “Họp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)