Thu thập dữ liệu thứ Cấp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 51)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ Cấp

Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu bao gồm những thong tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ liệu liên quan đến tạo động lực cho người lao động ở Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1.

Các dữ liệu thu thập bao gồm:

- Các lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động như lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow, lý thuyết về sự công bằng của Stacy Adam, lý thuyết về sự tăng cường tích cực của Skinner, lý thuyết kỳ vọng của Victor H. Vroom..

- Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về chủ đề này - Các bài báo, tài liệu hội thảo trong và ngoài nước.

- Báo cáo quản lý nhân lực của Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1.

Mục tiêu cùa việc nghiên cứu tài liệu là xây dựng được cơ sở lý luận nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tại Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1.

2.3. Phương pháp phân tích dũ’ liệu

Luận văn sử dụng tổng họp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau:

2.3.1 Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Phân tích trước hết là phân chia tạo động lực cho người lao động thành những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đê nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yểu tố bộ phận ấy. Điều đó giúp cho việc hiểu các vấn đề một cách thấu đáo, cặn kẽ. Đặc biệt, phương pháp phân tích sử dụng ở chương 3 với vai trò tìm hiều sâu sắc các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập với từng lát cắt khác nhau.

Trên cơ sở đó, phương pháp tông hợp được sử dụng đê có được cái nhìn tông thê về sự vật và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng họp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động quyết định mức độ biểu hiện của tạo động lực cho người lao động trong bối cảnh hiện nay.

Phân tích và tổng họp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu của đề tài này nói riêng, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thề từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt đinh tính từ rất nhiều khía cạnh định

lượng khác nhau. Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và kinh tế lượng, các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... cùa hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp kêt họp logic lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất yếu, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử, đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định, ủng dụng phương pháp logic, luận văn đặt đối tượng nghiên cứu trong một cách tiêp cận thông nhât, xem xét vân đê từ lý thuyêt đên thực tiễn, từ thực trạng đến giải pháp. Phương pháp lịch sử giúp luận văn tìm hiểu vấn đề theo dòng thời gian để làm nổi bật sự biến đổi, vận động của đối tượng nghiên

cứu, chỉ ra xu hướng phát triên, các vân đê phát sinh. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm rõ các mối quan hệ đa dạng trong tạo động lực cho người lao động với các vấn đề khác liên quan đến nó.

2.3.3. Phương pháp thông kê mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các số liệu thống kê mô tả về thực trạng tạo động lực cho người lao động ở Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 1, những số liệu biểu thị xu hướng biến đổi của các yếu tố cấu thành tạo động

lực cho người lao động cũng như phản ánh mức độ hài lòng, hiệu quả công việc khi Công ty thực hiện tạo động lực cho người lao động. Luận văn sử dụng phương pháp này chủ yếu tại chương 3 để thống kê về thực trạng và so sánh, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tạo động lực cho người lao động, từ đó tỉm ra hướng cho những giải pháp

giải quyết các vấn đề phát sinh phù hợp với bối cảnh tới.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐÔNG Lực CHO NGƯỜI LAO ĐÔNG CỦA CÔNG TY DỊCH vụ MOBIFONE KHU vực 1

3.1 Tổng quan về Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1

3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1 có trụ sở chính tại toà nhà MobiFone - Duy Tân, Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty Viễn thông MobiFone cung cấp đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu,

quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các mốc lịch sử quan trọng của Tông Công ty Viễn thông MobiFone:

MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty Thông tin Di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) - là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). VMS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động GSM với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MobiFone thời điểm này là phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động GSM, công nghệ

UMTS 3G, 4G trên toàn quốc.

Một năm sau, Công ty Thông tin Di động đã thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II năm 1994.

Năm 1995, Công ty Thông tin di động thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III. Cũng trong năm 1995, Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Đây là một trong những họp đồng họp tác kinh doanh có hiệu quả nhất Việt Nam thời điểm đó. Thông qua việc hợp tác với Comvik, MobiFone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại

Việt Nam, đó là: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lưc.

Đên năm 2006, Công ty Thông tin Di động, tiêp tục Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.

Năm 2008, kỷ niệm 15 năm thành lập, Công ty Thông tin Di động tiếp tục thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V và thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng. Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam.

Ghi nhận những đóng góp của Công ty Thông tin Di động, năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.

Năm 2010, Công ty Thông tin Di động, chính thức chuyền đổi thành Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone Corporation), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT. Đến tháng 11/2018, MobiFone chuyển về ủy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp quản lý. Hiện nay, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, phân phối và bán lẻ.

Với những đóng góp to lớn trong việc phát triền mạng viễn thông di động cho đất nước, MobiFone đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý, tiều biểu

như: Giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng; Danh hiệu Anh hùng Lao động (2011) nhàm ghi nhận những đóng góp của MobiFone vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong

suốt 18 năm hình thành và phát triển; Huân chưong Độc lập Hạng Ba (2013) do Nhà nước trao tặng nhân lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động; MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức; Giải thưởng Top dẫn đầu thương hiệu mạnh Việt Nam 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp

thực hiện; Top 4 thương hiệu giá trị nhât Việt Nam 2016 theo đánh giá của Brand Finance Plc, Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới...

Hiện nay, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất ở thị trường Việt Nam, với gần 30% thị phần, MobiFone hiện có 3 Công ty con sở hữu trực tiếp, bao

gồm Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật MobiFone (MobiFone Services), Công ty CP Dịch vụ gia tăng MobiFone (MobiFone Plus), Công ty CP Công nghệ MobiFone Toàn càu

(MobiFone Global JSC). MobiFone có hơn 50 triệu thuê bao với trên 22.000 trạm phát sóng 2G, 32.000 trạm 3G và 30.000 trạm 4G.

Như vậy, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1 là chi nhánh của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, hoạt động theo chỉ đạo của Tổng Công ty để cung cấp dịch vụ cho một nhóm đối tượng khác hàng tại khu vực Hà Nội.

3.1.2. Cơ cấu tồ chức của Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1

Là một doanh nghiệp trực thuộc quản lý của Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Úy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1 có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm những bộ phận sau:

- Ban Giảm đắc: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Viễn thông MobiFone và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.

Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách về Kinh doanh và Tài chính.

Các phòng ban chức năng bao gồm:

- Phòng Tô chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám

Đốc, điều hành công tác hành chính, tống hợp xử lý thông tin; điều hành hoạt động của đơn vị; công tác tính lương thưởng cho CBCNV; đảm bảo trang thiết bị và thực hiện việc quản lý cơ sở vật chất của Công ty, phục vụ cho công tác làm việc của cán bộ, công nhân viên. Giũ' gìn trật tự, bảo vệ cơ quan đơn vị an toàn, thực hiện các công tác pháp chế, thanh tra, ISO, y tế...

Bên trong phòng Tồ chức hành chính có bộ phận quản lý nhân sự có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực liên quan đến nhân sự.

Nguôn: Phòng Tô chức hành chính - Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1

đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 1

- Phòng Ke toán: Tham mưu cho lành đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý các

hoạt động tài chính - kế toán, tài sản, vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

- Phòng Bán hàng - Marketing'. Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh

doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đế xuất với Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; Trực tiếp nghiên cứu thị trường, quản lý khách hàng, thực hiện công tác bán hàng và khuyến mại, truyền thông, marketing, công tác thiết bị đầu cuối,

SIM, thẻ...

- Phòng Ke hoạch - Đầu tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, tổ chức thực hiện mua sắm vật tư và nghiệm thu, quyết toán vật tư. Tập trung vào đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như đồi mới cồng nghệ; Quản lý các dự án đầu tư và quyết toán nhũng hạng mục đã hoàn thiện.

- Phòng Công nghệ thông tin'. Quản lý, theo dõi về chuyên môn kỹ thuật của

Công ty về công nghệ thông tin; Giải quyết các sự cố xảy ra liên quan đến kỹ thuật. Quản lý, điều hành, khai thác, bào dưỡng mạng tin học và thiết bị tin học, quản lý, khai thác và hỗ trợ triển khai thực hiện sửa chữa, phát triển ứng dụng.

- Phòng Kênh phân phôi: Có nhiệm vụ lập kê hoạch và triên khai phát triên các kênh phân phối trong địa bàn quản lý (kênh cửa hàng, kênh phân phối chuồi, kênh đại lý chuyên Mobifone, các điểm bán hàng, kinh doanh truyền hình MobiTV)

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp'. Chăm sóc và phát triển các khách hàng

doanh nghiệp trong địa bàn.

- Phòng Chăm sóc khách hàng’. Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cung

cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân trên địa bàn. Thực hiện công tác thanh toán cước phí, quản lý hồ sơ và phát hành thông báo cước

- Đài HTKH1090: Tổ chức lực lượng điện thoại viên trực ca 24/24 tiếp nhận

và giải đáp, tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của MobiFone qua điện thoại, email và các kênh thông tin khác một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

- MobiFone thành phố Hà Nội 1,2,3: Thực hiện các công tác bán hàng, sau bán hàng, quản lý hồ sơ, dữ liệu khách hàng, quản lý nhân sự, tài sản, vật tư, hàng hoá, chất lượng giao dịch tại các cửa hàng, đại lý MobiFone.

3.1.3. Đặc điếm kinh doanh của Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1

3.1.3.1. Lĩnh vực sản xuất kỉnh doanh

Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin, Phối và bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem xét kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây, được sự quan tâm chi đạo của Tổng công ty Viễn thông MobiFone; cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của tập thể CBCNV trong Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1, đến nay Công ty đã trường thành và phát triển, góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xà hội quốc gia. Với sự tăng lên về sản lượng dịch vụ hàng năm, Công ty đã đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho người tiêu dùng khu vực Hà Nội.

Hoạt động kinh doanh cùa Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 1 ngày càng có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng. Nếu doanh thu năm 2018 đạt 4.087 tỷ đồng, thì đến năm 2019 đã đạt 4.568 tỷ tăng 11,76% so với năm 2018. Xét

số liệu năm 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng đạt 15,1%. Sự tăng trưởng của doanh thu một phần cũng nhờ nỗ lực của Công ty trong việc giảm chi phí và phát

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty dịch vụ mobifone khu vực 1 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)