Khái niệm quản lý/quản trị

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học đại hưng, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 39)

LI. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.4.1. Khái niệm quản lý/quản trị

Từ xa xưa, quản lý và quản trị đã có vai trò quan trọng với tất cả xã hội trên thế giới. Ở nước ta quản lý và quản trị là 2 từ đã có từ lâu trong lĩnh vức giáo dục. Vậy, quản lý là gì ? Quản trị là gì ?

* Khái niệm quản lý

Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ khi xã hội loài người hình thành các tố chức như một nhu cầu tất yểu khách quan. Đến nay, quản lí đã trở thành một hoạt động phố biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ xã hội.

Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell:“Quản lý là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết qua.”

Theo Robert Albanese:“Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhàm sử

dụng các nguôn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điêu kiện thay đôi đê đạt được mục tiêu cùa tổ chức.”

Theo James Stoner và Stephen Robbins:“Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đà đề ra”.

Theo Karold Koontz và đồng nghiệp:“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối họp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [18].

Tác giả Trân Kiêm cho răng “Quản lý là những tác động của chủ thê quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân

lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [24].

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc nêu rõ “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chú thề quản lý (người quản lý) đến khách thế quàn lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức” [11].

Theo tác giả Bùi Minh Hiên và các cộng sự thì Quản lý là một quá trình tác động có tố chức, có hướng đích của chủ thế quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó được hiểu :

- Quản lý là hoạt động có hướng đích, có mục tiêu được xác định đế qua đó tố chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ;

- Quản lý tạo ra môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thế hợp tác nhau hoàn thành mục tiêu. Đó là mối quan hệ giữa người và người, giữa chủ thể với đối

r 9

tượng quản lý, giữa hệ thông và khách thê quản lý.

- Quản lý là tận dụng mọi nguôn lực bên trong và bên ngoài, mọi cơ hội đê đạt được mục tiêu chất lượng. [19].

Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Công Khanh, khi cho rằng “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao

động nhăm thực hiện những mục tiêu dự kiên” [23].

Ở Việt Nam, quản lý là “ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” ; “ Quản lý là quá trinh tác động có chủ đích của chủ thể quả lý

lên đối tuợng quản lý trong một tổ chức nhàm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích, sứ mạng của tổ chức- mục tiêu của nahf quản lý ; Hay, quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chứ bằng cách vận dụng quy luật các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

* Khái niệm quản trị

Một số tài liệu nước ngoài khi trao đổi về khái niệm quản trị có nhấn mạnh : điểm tựa của khái niệm quản trị gắn với 3 vấn đề, đó là sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sờ, cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tính tự chú, tự chịu trách nhiệm của cơ sở cũng như của đội ngũ trong cơ sở đó.

Trong cuốn “ Tinh hoa của quản trị” của Peter F. Drucker có viết “Quản trị phải tập trung vào kết quả và thành tích hoạt động của tổ chức” [28].

Theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT thi quàn trị nhà trường theo góc nhìn của lí thuyết hoạt động thì “ Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tố chức hoạt động dạy và học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển chương trình theo sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu giáo dục của nhà trường” [6].

Hoặc “Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác đế đạt được nhừng kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được”. Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tố chức. [33], [34].

Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực cùa người khác. Quản trị là phối họp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tố chức. Quản trị còn là quá trinh các nhà

quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Từ các khái niệm nêu trên ta có thế hiểu “ Quản trị là xây dựng và vận hành một hệ thống các quy trình huớng dẫn và kiềm soát các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.”

1.4.2. Phân biệt quản lỷ và quản trị.

Với những khái niệm trên thì quản lý và quản trị có nhiều điểm chung giống nhau do đó thuờng dùng lẫn và không thể phân biệt tường minh hai khái niệm này mà phân biệt nghĩa chỉ có nghĩa tương đối vỉ quản lý và quản trị đều có những đặc điểm sau :

- Công việc của người lãnh đạo khi vận hành một cơ cấu tổ chức nào đó

- Có chủ đế tác động lên đối tượng, có mục tiêu do chủ thể đặt ra, có nguồn lực đế thực hiện mục tiêu. Người thực hiện chức năng quản lý hay quản trị (ví dụ hiệu trưởng) phải trả lời các câu hỏi sau :

+ Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức (ví dụ nhà trường) cần phải làm những việc gì hay triển khai những hoạt động nào ; những việc đó khi nào làm và khi nào phải kết thúc ; những điều kiện, nguồn lực cần thiết cho các hoạt động đó như thế nào ; các kết quả mong đợi của các hoạt động ; các biện pháp cần áp dụng khi triển khai các hoạt động ?

+ Những việc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính và ai là người phối hợp, cơ chế phối hợp phải như thế nào. Các bước đế thực hiện các hoạt động đó ?

+ Cần sự hướng dẫn, giám sát và điều chỉnh (nếu cần), cần tạo động lực cho những người thực hiện như thế nào để hoạt động đề ra đi đến đích đã định một cách hiệu quả nhất

+ Những tiêu chí, yêu cầu cụ thể nào cần đặt ra về đánh giá kết quả đạt được của hoạt động sẽ triển khai, quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá các hoạt động và kết quả các hoạt động thế nào là hợp lý ; ai quyết định đánh giá kết quả hoạt động dựa trên mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra ?

- cần tuân thu theo nguyên tắc, quy định, phương pháp, luật lệ và các quy chế nhất định

- Việc mang tính khoa học và nghệ thuật đế đạt được mục đích thông qua

người khác (đôi tượng của quản lý/quản trị)

- Được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động

Ở phạm vi nhà trường, quản lý và quản trị đều là quá trình tác động có ý thức để thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường thông qua huy động và sử dụng các nguồn lực ; Đều có đối tượng tác động là đội ngũ GV, nhân viên, HS và hoạt động dạy học ; đều thông qua các chức năng quản lý để tiến hành các hoạt động xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động để phát triển nhà trường theo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của trường.

Sự khác nhau giữa quản lý và quản trị :

4- Sự khác nhau nằm ở “trọng số ưu tiên” cho khía cạnh nào khi triển khai các hoạt động tố chức, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Quản lý nhà trường coi trọng quá trình dẫn dến kết quả : coi trọng mối quan hệ giữa con người và sự phối hợp con người khi thực hiện công việc và đặc trọng số vào việc làm thoa mãn nhu cầu của GV, nhân viên, HS trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ ; khi nói quản lý là nhấn mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, phối hợp trong tổ chức, điều hành.

Quản trị nhà trường coi trọng kết quả đạt được : nhấn mạnh tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của GV, nhân viên ; yêu cầu phải thực hiện đúng quy trình thủ tục đế hoàn thành công việc một cách có chất lượng và hiệu quả ; coi trọng tính kỷ luật.

Có thể nhận ra rõ hơn sự khác nhau giữa quản lý và quản trị (nhà trường) qua bảng sau :

Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa quản lý và quản trị (nhà trưòng)

Quản lý Quản trị

Quá trình

Xử lý các vấn đề về hoạt động, vận hành, điều hòa các mối quan hê để đat đươc muc tiêu cùa tổ• ♦ • •

chức (mục tiêu giáo dục của nhà trường)

Giúp cho nhân viên nỗ lực làm việc dựa trên quy trình để đạt được các chỉ tiêu của tổ chức (mục tiêu giáo dục của nhà trường)

X• r • 1 •

Đôi mói hiên• nay

Phân cấp, ùy quyền Giao quyền tự chủ và giám sát

Sứ mạng Quan tâm đến chiến thuật và phương án nhiều hơn

Đặt ra các chiến lược; kết hợp cả lãnh đao và tầm nhìn•

Chức năng Thi hành chính sách đã đươc• quyết định bởi chủ thể quản lý.

Chức năng quan trọng nhất là kết nối, thúc đẩy và kiểm soát người làm (giáo viên)

Tư duy đưa ra quyết định, kế hoạch và chính sách ở cơ sở.

Chức nàng quan trọng nhất là lập kết hoach, qui trình, qui chuẩn hoạt động (yêu cầu cần đạt đối với việc thực hiện nhiệm vụ)

Sư tuân thù• Làm mọi thứ được cho phép (qui định của các cấp quản lý giáo dục) một cách tốt nhất

Lựa chọn làm những thứ được cho phép, tránh những thứ không được phép làm để đạt mục tiêu (giáo dục) tốt nhất. Chiu ♦ ảnh hưởng Các quyết định đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của nhà quản lý trong hệ thống

Các quyết định đưa ra bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, phong tục, đặc điểm của tổ chức Phẩm chất nổi bật của người đứng đầu (hiệu trưởng) Có khả năng tổ chức, kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả

Có khả năng tố chức và sử dụng các quy trình khi tổ chức, có khả năng động viên thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người làm (Giáo viên)

Từ dùng theo thói quen

“Quản lý” thường gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xà hội

“Quản trị” thường dùng ở phạm vi nhở hơn đối với một tố chức, doanh nghiệp, nhà trường

(Nguôn: Sỏ tay quản trị nhà trường phô thông hướng tới phát triên năng lực học sinh)

1.4.3. Khái niệm thành tích học tập (trong và sau một giai đoạn học tập)

Thành tích học tập của học sinh bao gồm: sự tiến bộ của học sinh so với bản thân trong một giai đoạn và kết quả học tập sau mỗi giai đoạn và cũng là kết quả học tập sau một năm học, cấp học, bậc học.

Kiểm tra, đánh giá thành tích học tập là quá trinh thu thập, xử lý thông tin

một cách hệ thông những kêt quả học tập ở từng giai đoạn khác nhau đôi chiêu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn để đánh giá sự tiến bộ cùa học sinh trong mỗi giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong chuơng trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành để đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cũng là là đánh giá chất lượng của cả quá trình dạy học.

Trong Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT thì “ Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.” [81

KT, ĐG thành quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả

cùa kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là KT, ĐG.

Đối với học sinh, kết quả đánh giá là sự tiến bộ của học sinh trong một học kì, một năm học và cũng là kết quả đạt được sau một học kì, năm học, sau 1 cấp học

là kết quả chuyển cấp.

1.4.4. Khái niệm quản trị hoạt động kiếm tra, đánh giá thành tích học tập theodinh hướng phát triền năng lực học sinh dinh hướng phát triền năng lực học sinh

Quản trị hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổng thể các công việc của CBQL, GV và người học bao gồm việc xây dựng kế hoạch, quy trình, tố chức thực hiện, phân bổ nguồn lực, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KT, ĐG nhằm đánh giá chính xác sự tiến bộ của từng học sinh trong mỗi giai đoạn học tập giúp các em hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt cũng như những năng lực chung trong quá trình học tập , đồng thời dánh giá được thành tích học tập cùa người học sau mỗi giai đoạn cũng như khi kết thúc năm học, cấp học, bậc học.

Quy trình xây dựng kế hoạch KT. ĐG gồm:

- Xác định mục tiêu KT, ĐG - Xác định nội dung KT, ĐG - Xác định đối tuợng KT, ĐG

- Xác định nguồn lực cần để thực hiện mỗi công việc - Phân bổ nguồn lục thực hiện

Quy trình tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: - Xác định mục tiêu công việc cần thực hiện

- Xác định nội dung công việc cần thực hiện

- Xác định nguồn lực cần để thực hiện mồi công việc - Phân bổ nguồn lực thực hiện

1.4.5. Nội dung quản trị hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh học sinh

1.4.5.1. Tô chức hồi dưỡng giáo viên, cán hộ quán lý, học sinh nhận thức đúng về

vai trò của kiểm tra đánh giá thành tích học tập theo định hướng phát triển năng

lực học sinh.

Thực hiện bồi duờng chuyên môn, nghiệp vụ KT, ĐG kết quả học tập học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV tham gia vào quá trình KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với chức năng nhiệm vụ mà họ được phân công, đảm bảo họ đù khả nàng để hoàn thành tốt công việc của mình. Khi tiến hành thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ về KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên. Nhờ đó, công

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học đại hưng, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)