Nội dung quản trị hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học đại hưng, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 50)

LI. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.4.5. Nội dung quản trị hoạt động đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

học sinh

1.4.5.1. Tô chức hồi dưỡng giáo viên, cán hộ quán lý, học sinh nhận thức đúng về

vai trò của kiểm tra đánh giá thành tích học tập theo định hướng phát triển năng

lực học sinh.

Thực hiện bồi duờng chuyên môn, nghiệp vụ KT, ĐG kết quả học tập học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV tham gia vào quá trình KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với chức năng nhiệm vụ mà họ được phân công, đảm bảo họ đù khả nàng để hoàn thành tốt công việc của mình. Khi tiến hành thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ về KT, ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên. Nhờ đó, công tác KT, ĐG sẽ được thực hiện một cách khoa học đảm bảo phát huy vai trò của mình và đạt được mục tiêu đặt ra.

ỉ.4.5.2. Ke hoạch hóa (qui trình hóa) hoạt động kiểm tra, đảnh giá.

Xây dựng kế hoạch đánh giá học sinh bao gồm các công việc sau đây:

- Phân tích bối cảnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá của nhà trường trên cơ sở phân tích định tính, định lượng hiện trạng của nhà trường về đội ngũ GV, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiện trạng học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác kiếm tra, đánh giá ... nhằm xác định rõ mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó

khăn cả chủ quan lẫn khách quan của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung và đánh giá học sinh nói riêng cùa nhà trường theo Chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT. Phân tích các thực trạng trên còn để thấy rõ những nhiệm vụ nào nhà trường đã có qui trình và làm được, nhiệm vụ nào chưa có qui trình và chưa làm được, nhiệm vụ nào đà làm nhưng chưa đạt hiệu quả, và những nhiệm vụ nào cần phải bổ sung.

- Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triến năng lực ở trường tiểu học. Mục tiêu này được xác định dưới dạng các mục tiêu định lượng và định tính về đích đến của hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm:

+ Mục tiêu phấn đấu chung của hoạt động kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triền năng lực ở trường tiếu học.

+ Mục tiêu về kiếm tra, đánh giá chuyên môn của từng hình thức đánh giá trong từng môn học.

- Xác định các hình thức, nội dung của hoạt động kiếm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học.

- Xác định nhiệm vụ phụ trách hoạt động đánh giá học sinh. Ai là người trực tiếp thực hiện hoạt động? Ai là người có trách nhiệm trợ giúp, liên quan đến hoạt động?

- Xác định thời gian tiến hành, địa điềm tiến hành và trình tự thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Dự trù các chi phí phục vụ trong kế hoạch của hoạt động đánh giá học sinh. - Xác định các biện pháp cơ bản đế thực hiện các mục tiêu kiểm tra, đánh giá đã định.

- Xây dựng qui trinh quản trị các hoạt động nêu trên.

1.4.5.3. Tô chức đê các chuyên môn xây dựng kế hoạch, qui trình kiêm tra đánh

giá thành tích học tập theo định hướng phát triển năng lực đặc thù của môn học.

(Xem phụ lục 2: Chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

Sau khi đã lập xong kế hoạch, người CBQL cần phải chuyến hóa những ý

tưởng thành hiện thực. Muôn vậy, CBQL cân có một tô chức vững mạnh, trong đó quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận tạo nên sức mạnh tống hợp đề thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Nhờ tổ chức có hiệu quả, CBỌL có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực để thực hiện kế hoạch đề ra. Ngoài việc sử dụng tổ chức bộ máy theo quy chế, CBQL cần có năng lực tổ chức “mềm” bằng cách lập ra các tổ hay nhóm chuyên môn đặc thù theo hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Trong quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học, tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá là khâu tiếp nhận (nếu có), sắp xếp, phân bổ các nguồn lực (nhân lực, vật

lực, tài lực), nhằm đạt tới mục tiêu cùa kiểm tra, đánh giá nói riêng và mục tiêu dạy học nói chung.

ỉ.4.5.4. Chi đạo• • • • • • 2 •thực hiện kế hoạch kiêm tra đánh giả thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Sau khi đã lập kế hoạch, cơ cẩu tổ chức bộ máy và nhân lực đã được lựa chọn, CBQL phải chỉ đạo, chỉ huy, dẫn dắt tổ chức thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Quá trình chỉ đạo thực hiện đòi hởi người CBQL phải liên kết với các thành viên trong tổ chức để động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ được giao nhằm đạt được mục tiêu đối mới.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học bao gồm:

- Chỉ đạo thực hiện các hình thức đánh giá quá trình (trong giờ học), đây là hình thức đánh giá quan trọng giúp học sinh tiến bộ sau mỗi giờ học.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề của các chương, học kì và cuối năm đảm bảo yêu cầu quy định trong các văn bản quy định. Đồng thời chi đạo GV tự xây dựng ma trận và biên soạn đề cho từng nội dung, từng

môn học đáp ứng các yêu cầu phát triển năng lực.

- Tổ chức, chỉ đạo, giám sát (Ra đề, coi kiểm tra (thi), chấm bài, lấy điểm, đánh giá - xếp loại).

- Hướng dẫn, theo dồi qưy trình KT, ĐG thành tích học tập theo định hướng phát triển năng lực HS, từ khâu ra đề thi, đến coi thi, chấm bài và công bố điểm.

- Đôn đôc, động viên, khích lệ các cán bộ, GV khi họ gặp khó khăn, hoặc khi cần thiết để hoạt động kiểm tra, đánh giá được diễn ra theo đúng tiến độ, nếu cần thì phải có sự khen thường bằng vật chất để khuyến khích cán bộ, GV.

- Theo dõi, giám sát; điều chỉnh sửa chữa với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật cho GV trong quá trình thực hiện kế hoạch kiềm tra.

ỉ.4.5.5. Phối hợp giữa các lực lượng trong quán lý hoạt động kiếm tra, đảnh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

a) Với nhà trường

- Nhà trường thống nhất trong quản lý hoạt động, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công tác quàn lý hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực.

- Giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn: Là lực lượng quan trọng tham gia KT, ĐG thành tích học tập của HS theo định hướng phát triền năng lực. Đe đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần lý phải quản lý

các khâu trong quá trình KT, ĐG cùa GV như: KT, ĐG môn học trên lớp; ra đề thi/kiểm tra; quy trình kiểm tra; xác định nội dung; phương pháp và hình thức kiểm tra; lưu trữ kết quả điểm tra, điều chỉnh kết quả kiểm tra phục vụ hoạt động giảng

dạy của GV.

h) Với gia đình

- Cha mẹ học sinh (CMHS) chủ động phối hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn và nhà trường trong các kỳ kiểm tra.

- Xây dựng, đóng góp ý kiến liên quan đến thực hiện quy trình KT, ĐG thành tích học tập của nhà trường.

- Tham gia cùng với GV, HS hỗ trợ giúp đờ con em trong suốt quá trình học tập để thành tích học tập đạt hiệu quả cao nhất.

- Phản hồi những kết quả KT, ĐG của HS đạt được sau mỗi kỳ học, năm học.

c) Với chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội

- Đảm bảo tình hỉnh an ninh, trật tự, công tác bảo mật đề thi trước mỗi kỳ kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động CMHS, cộng đồng xã hội hiểu rõ vai trò, ý nghĩa

của hoạt động KT, ĐG thành tích học tập, tránh hiện tượng tiêu cực trong xã hội như chạy điểm, chạy lớp chọn...

ỉ.4.5.ố. Tổ chức ủng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức đánh giả

Sử dụng thành tựu công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông là một trong những kĩ năng quan trọng của công dân thế kỉ XXI. Sử dụng thành tựu công nghệ để đánh giá trong dạy học đã có nhiều thành tựu to lớn. Việc tập huấn cho người dạy kĩ năng này không chỉ giúp người dạy tiếp cận với các kĩ thuật đánh giá tiên tiến, đảm bảo tính khách quan, công bàng, giá trị trong đánh giá, mà còn giúp người học sử dụng được các thành tựu này trong học tập và cuộc sống sau này.

1.4.5.7. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức đánh giá thành tích học tập

học sinh của giáo viên.

Hiệu trưởng với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc kiếm tra, giám sát các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học phải thường xuyên kiểm tra hoạt động tổ chức kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung của GV. Trên cơ sở đối chiếu với những quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động đánh giá thành tích học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học đại hưng, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)