LI. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trường Tiểu học Đại Hưng được tách ra từ Trường Phổ thông cơ sở Đại Hưng năm 1989. Trong những năm đầu mới tách, trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Do cơ sở vật chất của nhà trường quá khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, chương trình giảng dạy luôn đồi mới nên chất lượng giáo dục của trường những năm học đó chỉ đạt ở mức trung bình khá.
Từ năm học 1994 - 1995 đến nay, cơ sở vật chất nhà trường dần dàn được cải thiện. Đặc biệt, những năm học gần đây 2017 - 2018; 2018 - 2019, nhà trường liên tục được đầu tư xây dựng csvc đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 11 năm 2019. Từ đó đến nay, thầy và trò nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường để từng bước đáp ứng điều kiện, yêu cầu của trường Chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang sạch đẹp. Trường có tương đối đủ các phòng chức năng và phòng học. Các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy luôn đảm bảo. Bên cạnh đó, trình độ giáo viên trên chuẩn cao, nhiều giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nên phong trào và chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều bước tiến đáng phấn khởi. Hiện nay trường đã có 3 chiến sĩ thi đua; 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và Cấp Quốc gia và
15 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Chất lượng giáo dục nhà trường luôn được nâng cao, có uy tín lớn trong xã hội. Các phong trào hoạt động bề nối như văn hoá, văn
nghệ, thế dục thể thao của nhà trường luôn được quan tâm đặc biệt và đạt giải cao trong các hội thi. Tập thể nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Đại Hưng có tổng số 19 lớp với 627 học sinh. Tống số cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùa trường là 28 đồng chí, trong đó:
Vê đội ngũ có 2 CBỌL, 24 giáo viên, 2 nhân viên quản lý: 2 đông chí. về trình độ trên chuẩn có 01 đồng chí; trình độ chuẩn 24 đồng chí.
Nhà trường có một chi bộ đảng độc lập gồm 19 đồng chí, do đồng chí Phó hiệu trưởng làm phó bí thư (điều hành mọi hoạt động của chi bộ). Các đảng viên trong chi bộ nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực tập hợp quần chúng, nhiều năm liền chi bộ được công nhận chi bộ trong sạch vừng mạnh. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều hoạt động tốt và đạt kết quả cao góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.
Trường gồm có diện tích 6188 m2 với 18 phòng học kiên cố; có 1 phòng học Tin học và đang xây dựng thêm phòng Giáo dục nghệ thuât. Trường có tương đối đủ các phòng chức năng cần thiết cùng nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt.
2.1.2. Sứ mạng của nhà trường
a) Sứ mệnh
- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục chất lượng cao phù hợp với tinh thần số 04 của huyện Khoái Châu về việc phát triển giáo dục trình độ chất lượng cao.
- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nàng lực cá nhân, tính nàng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao.
- Trang bị kiến thức cơ bản theo tiêu chuẩn kiến thức của Bộ GD&ĐT, đảm bảo đạt thành tích cao trong các cuộc giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Quan tâm
- Quan tâm giáo dục toàn diện: kết họp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lóp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ấn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm đế mồi học sinh được thành
công trong học tập và cuộc sông.
- Giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngừ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt với bạn bè quốc tế, tổ chức liên kết với một số trường quốc tế giúp học sinh làm quen với môi trường giáo dục chuẩn quốc tế.
- Quan tâm đến vấn đề tâm lý học đường thông qua việc phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục giúp các em học sinh có tâm thể học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả.
2.1.3. Quy mô trường lớp
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp 2016 - 2021
Số liêu• Năm hoc• 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lưựng % Số lượng % Tông so hoc• sinh 572 600 617 631 627 Nam 315 55.1% 345 57.5% 358 58.0% 372 59.0% 372 59.3% Nữ 257 44.9% 255 42.5% 259 42.0% 259 41.0% 255 40.7% Khối lớp 1 110 19.2% 127 21.2% 159 25.8% 122 19.3% 115 18.3% Khối lớp 2 119 20.8% 107 17.8% 129 20.9% 153 24.2% 122 19.5% Khối lớp 3 105 18.4% 119 19.8% 103 16.7% 129 20.4% 150 23.9% Khối lớp 4 138 24.1% 108 18.0% 118 19.1% 106 16.8% 132 21.1% Khối lớp 5 100 17.5% 139 23.2% 108 17.5% 121 19.2% 108 17.2%
(Nguôn: Báo cáo của Trường Tiêu học Đại Hưng 2016 — 2021)
Trường Tiêu học Đại Hưng có sô lượng học sinh tăng theo từng năm học, cụ thể là:
Năm học 2016 - 2017 có 572 học sinh trong đó có 55.1% là học sinh nam, học sinh khối lớp 4 chiếm nhiều nhất (24.1 %).
Năm học 2017 - 2018 có 600 học sinh trong đó có 57.5% học sinh nam, học sinh khối lớp 5 chiếm nhiều nhất (23.2%).
Năm học 2018 - 2019 có 617 học sinh trong đó có 58% học sinh nam, học sinh khối lớp 1 chiếm nhiều nhất (25.8%).
Năm học 2019 - 2020 có 631 học sinh trong đó có 59% học sinh nam, học sinh khối lóp 2 chiếm nhiều nhất (24.2%).
Hiện tại, năm học 2020 - 2021 có 627 học sinh trong đó có 59.3% học sinh nam, học sinh nam càng lúc càng đông. So với học sinh các khối thì học sinh khối lớp 3 chiếm nhiều nhất (23.9%).
2.1.4. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường
a) VỊ trí của trường tiêu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông cùa hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
b) Nhiệm vụ và quyển hạn của trường tiêu học
Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chừ tại địa bàn. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, găn với điêu kiện kinh tê - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu Cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là úy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.
Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tố chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.
Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ cúa các cơ quan, tố chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
c) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tố chức Công đoàn; tố chức Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lóp học sinh.
d) Đội ngũ giáo viên
- Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Nhân viên làm công tác hồ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ. Là những giáo viên giỏi, chiễn sĩ thi đua được tuyển chọn từ những trường tiểu học có uy tín của huyện, có năng lực chuyến môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Ngoài ra, trường còn mời đội ngũ giáo viên người tiếng Anh nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện với học sinh.
e) Nhiệm vụ cùa giáo viên
* Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện chương trinh giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh cùa lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù họp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tố chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo cùa ngành; chuẩn bị, tố chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với CMHS và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đờ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuân nghê nghiệp giáo viên; tự học, tự bôi
dường nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù họp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phố cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tồ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tố chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điếm trường khi được hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
* Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản
ỉ của Điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:
- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lóp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù họp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đấy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với CMHS hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tống họp
nhận xét, đánh giá học sinh cuôi kỳ I và cuôi năm học; hướng dân học sinh bình bâu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
* Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chỉ Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện học sinh.
f) Nhiệm vụ của nhân viên
- Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhân viên trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động cá nhân theo tuần, tháng, năm học nhàm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tùy theo vị trí việc làm, nhân viên trường tiểu học thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công.
g) Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên
- Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiếu học.