Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái... hoạt động huy động vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn hoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địa bàn... Nếu Ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn các ngân hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi.
Mức thu nhập của dân cư cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động được, điều này có thể dễ dàng thấy được rằng năng lực tài chính và thu nhập của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên khả năng tích lũy của khách hàng cũng sẽ cao hơn.
Thói quen sử dụng tiền cũng là yếu tố gây cản trở việc họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như gửi tiền vào ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng người dân thường có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hóa cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Ở nhiều nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong Ngân hàng và Ngân hàng là cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống. Ngược lại, ở một số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dung này khó có thể thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các Ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách
khách hàng,... tùy theo chiến lược từng thời kỳ huy động vốn cho phù hợp với định hướng hoạt động của Ngân hàng.