Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động huy động vốn Thuận lợi:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH lý THƯỜNG KIỆT QUẢNG BÌNH (Trang 44 - 46)

f. Đội ngũ nhân sự của Ngân hàng thương mạ

2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động huy động vốn Thuận lợi:

địa bàn trong đó có Agribank chi nhánh Lý Thường Kiệt Quảng Bình.

2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động huy động vốn- Thuận lợi: - Thuận lợi:

Trong giai đoạn 2018-2020, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực then chốt của tỉnh đã được tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện. Một số chương trình, chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực như: chương trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xoá đói giảm nghèo, văn hoá xã hội... Vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế xã hội tiếp tục được củng cố và tăng cường, quá trình đổi mới và nâng cao năng lực tổ chức quản lý của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực.

Một số cơ chế chính sách khuyến khích tác động nhạy cảm đến nền kinh tế đã được từng bước tháo gỡ, giải quyết kịp thời, đồng bộ hơn tác động tích

cực đến hoạt động kinh tế xã hội và Ngân hàng như: chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vùng nguyên liệu, chế biến hàng xuất khẩu, phát triển cây công nghiệp, kinh tế trang trại, khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và khơi dậy làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ. Phát triển chăn nuôi, hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng, hỗ trợ giống, phân bón và khuyến nông, khuyến lâm... [12]

Hoạt động Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và NHNN tỉnh, các Ngân hàng thương mại nhà nước Trung ương cũng như sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan đoàn thể, ban ngành và các địa phương trong tỉnh. Nhận thức về vai trò hoạt động Ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp huyện, xã đã chuyển biến tích cực hơn.

Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua và hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện 2 luật này được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ hơn, giúp hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả cao hơn.

Đội ngũ cán bộ, viên chức Ngân hàng đã phát huy truyền thống hơn 50 năm xây dựng trưởng thành, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, gắn bó với ngành.

- Khó khăn:

Bên cạnh những mặt tích cực, thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng còn không ít khó khăn đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Những khó khăn đó là kinh tế phát triển chưa đồng đều, chưa vững chắc, tốc độ phát triển cao nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Số lượng dự án kinh tế khả thi có hiệu quả còn ít, khả

năng hấp thụ vốn vay ngân hàng còn hạn chế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn còn chậm, chưa rõ nét. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chậm phát triển, vốn đầu tư cho phát triển còn thấp, đầu tư còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Quá trình lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế với các chương trình xã hội ở cơ sở thực hiện chưa có hiệu quả cao, còn nhiều hạn chế. Thị trường phát triển chậm, còn có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, hàng lậu. Khoảng cách thu chi còn lớn, thu tại địa phương mới chỉ đạt dưới 50% so với tổng chi, còn lại ngân sách Trung ương trợ cấp. [11]

Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế - xã hội tuy đã được chỉnh sửa, bổ sung và ban hành nhưng chưa thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời đối với diễn biến của đời sống kinh tế xã hội; nhất là những cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn, quản lý thu chi tiền mặt, ngoại hối.

Sự quan tâm giúp đỡ, phối kết hợp giữa Ngân hàng với một số cấp uỷ, chính quyền địa phương cơ sở cũng như ban, ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, thống nhất, hiệu quả còn thấp. Nhận thức về vai trò vị trí của Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế xã hội địa phương của một số cấp ủy, chính quyền chưa thật đầy đủ, chưa ủng hộ, giúp đỡ hoạt động Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH lý THƯỜNG KIỆT QUẢNG BÌNH (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w