Tiêu chí đánh giá huy động vốn 1 Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH lý THƯỜNG KIỆT QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

f. Đội ngũ nhân sự của Ngân hàng thương mạ

1.4. Tiêu chí đánh giá huy động vốn 1 Các chỉ tiêu định lượng

1.4.1. Các chỉ tiêu định lượng

Để việc đánh giá về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng được chính xác và đầy đủ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

a. Quy mô nguồn vốn huy động:

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn vốn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn đinh và tăng niềm tin của khách hàng.

b. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Số dư nguồn vốn huy động BQ 12 tháng năm nay

Tốc độ tăng trưởng = ---*100 Số dư nguồn vốn huy động BQ 12 tháng năm trước Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ

động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

c. Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng… để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa, thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

d. Chi phí huy động vốn:

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi(trả lãi suất huy động) và chi phí lãi. Chi phí trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí lãi như: chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng…

Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống và ngược lại. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH lý THƯỜNG KIỆT QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w