Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 39 - 47)

1.3.1.1. Mục tiêu phát triển của ngân hàng

Mỗi ngân hàng thương mại đều đề ra các mục tiêu phát triển riêng. Mục tiêu phát triển này có thể được xây dựng trong ngắn hạn hay trung và dài hạn. Sau khi mục tiêu phát triển đã được xây dựng, ngân hàng sẽ cố gắng tập trung mọi nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó và nguồn lực về người lao động được xem là quan trọng nhất. Các ngân hàng luôn áp dụng tất cả những chính sách về đào tạo, về phát triển, về đãi ngộ cho người lao động để nguồn nhân lực trong tổ chức có chất lượng cao nhất và hướng người lao động hoàn thành các mục tiêu đã được xây dựng của tổ chức. Như vậy, có thể thấy mục tiêu phát triển của tổ chức là nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng do mục tiêu phát triển là cơ sở để ngân hàng thương mại xây dựng các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cao sự cống hiến, làm việc của người lao động nhằm đạt được mục tiêu đã định.

1.3.1.2. Văn hóa tổ chức của ngân hàng

Văn hóa tổ chức thực chất là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin và thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, được mọi thành viên của tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên tạo ra các chuẩn mực hành vi.

Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng thương mại. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị của nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp, sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại tổ chức mình.

1.3.1.4. Môi trường làm việc

Hầu hết các nhân viên đều mong muốn làm việc cho các ngân hàng có môi trường làm việc tốt. Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, muốn gắn bó lâu dài hơn với ngân hàng họ làm việc nếu họ có thể có được các mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp và họ được tôn trọng. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc tốt thường đem lại cho nhân viên nhiều cơ hội để phát triển bản thân lâu dài. Nhân viên có những suy nghĩ tiêu cực khi họ làm việc trong môi trường nhiều áp lực, không thoải mái,…Từ đó họ sẽ không còn động lực để phát triển năng lực bản thân, không còn động lực để cống hiến cho ngân hàng mình đang công tác.

1.3.1.5. Tình hình tài chính

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhu cầu thiết yếu đối với tổ chức nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định nhân sự phải dựa vào tình hình tài chính thực tế của ngân hàng thương mại. Không thể đòi hỏi tổ chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí quá lớn so với khả năng chi trả của tổ chức. Trong trường hợp, ngân hàng có tình hình tài chính tốt có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ

vượt trội so với tổ chức khác nhằm thu hút nhân tài và có những hoạt động đào tạo phù hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

1.3.2.1. Xu thế hội nhập quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự hội nhập mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Nền kinh tế nước ta được mở cửa được thể hiện thông qua việc mở rộng trao đổi thương mại hàng hóa dịch vụ, mở rộng chu chuyển vốn và tự do di chuyển lao động tầm quốc gia và toàn cầu. Đối với mỗi ngành kinh tế, hội nhập mang đến nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gây ra nhiều thách thức. Riêng đối với hệ thống ngân hàng thương mại, mặc dù đem đến nhiều cơ hội như công nghệ ngân hàng tiên tiến, kỹ năng quản lý ngân hàng hiện đại, giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ mới,... Nhưng khi ngân hàng nước ngoài vào trong nước điều này gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Vì lao động của đất nước họ có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ, năng động, làm việc chất lượng đạt được hiệu suất làm việc cao. Do đó muốn tồn tại và phát triển bền vững các ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng nguồn nhân sự để nâng cao chất lượng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.2. Khoa học công nghệ

Sự phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải nhanh chóng áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến. Muốn sử dụng thành thạo và có hiệu quả công nghệ tiên tiến, hiện đại, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ, khả năng nắm vững khoa học công nghệ, giúp xử lý công việc một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ có sự cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng thương mại mà còn cả sự cạnh tranh về nhân sự. Bởi sự tồn tại và phát triển của tổ chức phụ thuộc không nhỏ vào nguồn nhân lực, vào các chính sách quản trị nhân lực. Do đó mỗi ngân hàng muốn giữ gìn, duy trì, phát triển nguồn nhân lực của mình luôn luôn phải cải tiến các chính sách nhân sự cho thật hợp lý, đúng đắn, tạo cơ hội thăng tiến công bằng, có chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân sự phù hợp. Các ngân hàng cần nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp, để tránh tình trạng người lao động sang làm việc cho đối thủ, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.3.2.4. Chính sách pháp luật

Bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền đề cho các ngân hàng xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách đã tạo ra môi trường pháp lý cho sự phát triển NNL cả về chất và lượng như: Chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động,…

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ

1.4.1. Kinh nghiệm các doanh nghiệp trong và ngoài nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Toyota và Isuzu của Nhật Bản

Nhật Bản là nổi tiếng về phương pháp quản lý và chế độ đãi ngộ NNL. Phương thức quản trị này chính là chìa khóa để chất lượng NNL tại các công

ty Nhật Bản được nâng cao và được thế giới công nhận. TOYOTA và ISUZU là hai thương hiệu nổi tiếng thế giới trong thị trường ô tô.

Toyota và Isuzu chịu ảnh hưởng luôn coi trọng con người và tạo ra động lực cống hiến rất cao của NNL. Gia đình NNL cũng được quan tâm, chăm sóc thỏa đáng trong khi NNL tận tâm với công ty. Bên cạnh đó, Toyota và Isuzu luôn nhấn mạnh, đề cao công tác đào tạo NNL về kinh doanh, tác phong làm việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho NNL. Đặc biệt, các vị trí quản lý ít nhất một lần được thuyên chuyển đến một chi nhánh khác trong nước hoặc một chi nhánh tại quốc gia khác. Toyota và Isuzu khuyến khích các nhân viên đóng góp và trọng dụng ý kiến của nhân viên trong quá trình ra quyết định.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Đào tạo để phát triển nâng cao chất lượng NNL là mối quan tâm mà các hãng kinh doanh Hàn Quốc rất chú trọng. SungKwang Electronic là công ty sản xuất công nghiệp đồ điện tử gia dụng luôn có những chính sách phát triển NNL toàn diện, chính sách đào tạo phát triển NNL. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển đặc biệt là khoa học cơ bản và công nghệ, đồng thời hợp tác giữa công ty, các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu để nâng cao trình độ NNL, nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất và phục vụ khách hàng. Lao động quản lý được tạo điều kiện để học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ sử dụng và quản lý NNL. Đặc biệt, công ty xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng công việc, trình độ cho từng khâu sản xuất. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cực kỳ quan trọng để công ty xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển NNL và điều hành mọi hoạt động trong công ty.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

Quan điểm nền tảng của Đông Á Bank đã xác định NNL là một trong những nguồn lực quan trọng nhất phải được đầu tư, khai thác và phát triển.

Ban lãnh đạo Đông Á Bank luôn chú trọng xây dựng hệ thống quản lý nhân sự và đẩy mạnh công tác quan hệ lao động, gắn kết nhân viên và tổ chức.Với Đông Á Bank, ngân sách dành cho đào tạo không được xem là chi phí, mà là sự đầu tư để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong năm 2015, Đông Á Bank đã triển khai 28 đợt đào tạo dành cho chức danh Lãnh đạo Phòng Giao dịch trên toàn ngân hàng. “Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo” được triển khai thành 16 đợt với gần 800 học viên trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11/2015 là nét khởi sắc rất thành công trong việc đào tạo nhận thức cơ bản cho đối tượng là toàn bộ thành viên Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo đơn vị kinh doanh, lãnh đạo Phòng ban Hội sở. Nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, trong đó phải bao gồm nhận thực, kỹ năng, nghiệp vụ.

Công tác tuyển dụng của DongA Bank vẫn được thực hiện trên quan điểm chọn lựa nhân sự có chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngân hàng và phù hợp với năng lực cốt lõi cũng như đạo đức cơ bản do DongA Bank quy định.

1.4.1.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn đặt chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu.

Đối với công tác tuyển dụng nhân sự: SHB thực hiện công tác tuyển

dụng công khai, thành lập Hội đồng tuyển dụng đánh giá khách quan. Công tác tuyển dụng bổ nhiệm nội bộ được ban lãnh đạo chú trọng, khuyến khích và ưu tiên nguồn nhân sự trong nội bộ dự tuyển nhằm tạo sự gắn bó, khuyến khích động viên nhân viên phát triển. Đối với ứng viên từ nguồn bên ngoài SHB ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu công việc, ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp học lực khá, giỏi các trường đại học công lập và ưu tiên các ứng viên được đào tạo ở nước ngoài. SHB có chế

độ tiền lương ưu tiên mức lương khởi điểm cao hơn cho các ứng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Công tác đào tạo và phát triển NNL: Đào tạo và phát triển NNL luôn

được coi là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu. SHB tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân người lao động phát triển nghề nghiệp đồng thời chú trọng việc xây dựng NNL có chất lượng cao, tác phong chuyên nghiệp phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất. SHB chú trọng các chương trình đào tạo đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng, nhằm mục đích giúp nhân viên bổ sung các kỹ năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn nội bộ về quy chế, quy trình nghiệp vụ toàn hệ thống.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Hòn Đất Kiên Giang trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với công tác tuyển dụng nhân sự cần phải thực hiện khách quan, công khai, phải thành lập Hội đồng tuyển dụng đánh giá khách quan để tuyển đúng nhân tài. Ưu tiên khuyến khích các ứng viên có kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu công việc.

Đối với công tác đào tạo và phát triển NNL phải tạo điều kiện cho CBNV tham gia học tập. Chú trọng các chương trình đào tạo đa dạng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Thường xuyên tập huấn nội bộ về quy chế, quy trình nghiệp vụ cho chi nhánh.

Ngoài ra các chính sách khuyến khích về tinh thần (khen, đề bạt,…) và vật chất (lương cạnh tranh, thưởng cao, các chế độ phúc lợi khác,…) luôn được các ngân hàng quan tâm và cải thiện, qua đó thu hút mạnh mẽ NNL chất lượng cao. Chính sách sử dụng NNL luôn hướng tới chuyên môn hóa, ổn định và hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tác giả khái quát về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong NHTM. Nội dung để nâng cao chất lượng NNL được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực và nội dung đánh giá nguồn nhân lực về kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, đạo đức. Cuối cùng là nêu các nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong NHTM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI AGRIBANK HÒN ĐẤT

KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w