Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ là bất kỳ thuộc tính, đặc điểm và phơi nhiễm nào làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc tổn thương của một cá thể. Ví dụ: hút thuốc lá làm tăng khả năng ung thư phổi của một người. Như vậy, tất cả các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con người đều được tập hợp lại gọi là yếu tố nguy cơ tim mạch. Việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ tim mạch là cơ sở cơ bản cho dự phòng, điều trị các bệnh lý tim mạch và tiên lượng cho người bệnh.
Người ta đã tổng kết qua nhiều nghiên cứu khoa học về dịch tễ bệnh tim mạch, nhất là bệnh tăng huyết áp, cho thấy có hai nhóm nguy cơ tim mạch lớn. Nhóm thứ nhất là các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể can thiệp được (tuổi, giới,...). Nhóm thứ hai là các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể can thiệp được (béo phì, ít vận động, hút thuốc lá,...), nghĩa là có thể thay đổi được chúng (giảm cân, tăng hoạt động thể lực, bỏ thuốc lá,...).
Các yếu tố nguy cơ tim mạch trong bệnh tăng huyết áp
(ngoài số đo huyết áp)
Yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được
- Giới: nam mắc tăng huyết áp nhiều hơn nữ
- Tuổi: nam ≥ 55 tuổi, nữ≥ 65 tuổi
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch (ở
nam giới mắc trước 55 tuổi, ở nữ giới mắc trước 65 tuổi)
Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được
- Ăn mặn
- Hút thuốc lá
- Quá cân (BMI* > 23kg/m2**) và béo phì (BMI >
25kg/m2), hoặc vòng bụng lớn (nam giới > 102cm, nữ
giới > 88cm)
- Uống rượu nhiều
- Ít hoạt động thể lực
- Căng thẳng (strees) về thần kinh, tâm lý và thể
lực kéo dài
- Rối loạn mỡ máu (Cholesterol TP > 4,9mmol/L,
LDL-cholesterol > 3,0mmol/L) và/hoặc HDL-cholesterol
thấp (nam < 1,0mmol/L, nữ < 1,2mmol/L), Triglycerid
> 1,7mmol/L.
- Đái tháo đường (đường huyết khi đói thử hai lần
liên tiếp ≥ 7,0mmol/L, HbA1c > 7% và/hoặc đường
huyết sau ăn > 11mmol/L)
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch trong bệnh tăng huyết áp, người ta còn đề cập các tổn thương cơ quan đích do bệnh tăng huyết áp gây ra. Như một vòng xoắn bệnh lý, các tổn thương cơ quan đích lại trở thành các yếu tố nguy cơ tim mạch mới, thúc đẩy bệnh tăng huyết áp nặng nề thêm, khó điều trị hơn. Thầy thuốc và bệnh nhân đều cần biết về điều này để dự phòng (thứ phát) và có chiến lược điều trị tốt hơn.
____________
* BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể. Chỉ số này
được dùng đểđánh giá mức độ gầy hay béo của một người. ** Ởđây, m2 là bình phương của sốđo chiều cao (m).
15. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ là bất kỳ thuộc tính, đặc điểm và phơi nhiễm nào làm tăng khả năng mắc bệnh hoặc tổn thương của một cá thể. Ví dụ: hút thuốc lá làm tăng khả năng ung thư phổi của một người. Như vậy, tất cả các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con người đều được tập hợp lại gọi là yếu tố nguy cơ tim mạch. Việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ tim mạch là cơ sở cơ bản cho dự phòng, điều trị các bệnh lý tim mạch và tiên lượng cho người bệnh.
Người ta đã tổng kết qua nhiều nghiên cứu khoa học về dịch tễ bệnh tim mạch, nhất là bệnh tăng huyết áp, cho thấy có hai nhóm nguy cơ tim mạch lớn. Nhóm thứ nhất là các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể can thiệp được (tuổi, giới,...). Nhóm thứ hai là các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể can thiệp được (béo phì, ít vận động, hút thuốc lá,...), nghĩa là có thể thay đổi được chúng (giảm cân, tăng hoạt động thể lực, bỏ thuốc lá,...).
Các yếu tố nguy cơ tim mạch trong bệnh tăng huyết áp
(ngoài số đo huyết áp)
Yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được
- Giới: nam mắc tăng huyết áp nhiều hơn nữ
- Tuổi: nam ≥ 55 tuổi, nữ≥ 65 tuổi
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch (ở
nam giới mắc trước 55 tuổi, ở nữ giới mắc trước 65 tuổi)
Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được
- Ăn mặn
- Hút thuốc lá
- Quá cân (BMI* > 23kg/m2**) và béo phì (BMI >
25kg/m2), hoặc vòng bụng lớn (nam giới > 102cm, nữ
giới > 88cm)
- Uống rượu nhiều
- Ít hoạt động thể lực
- Căng thẳng (strees) về thần kinh, tâm lý và thể
lực kéo dài
- Rối loạn mỡ máu (Cholesterol TP > 4,9mmol/L,
LDL-cholesterol > 3,0mmol/L) và/hoặc HDL-cholesterol
thấp (nam < 1,0mmol/L, nữ < 1,2mmol/L), Triglycerid
> 1,7mmol/L.
- Đái tháo đường (đường huyết khi đói thử hai lần
liên tiếp ≥ 7,0mmol/L, HbA1c > 7% và/hoặc đường
huyết sau ăn > 11mmol/L)
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch trong bệnh tăng huyết áp, người ta còn đề cập các tổn thương cơ quan đích do bệnh tăng huyết áp gây ra. Như một vòng xoắn bệnh lý, các tổn thương cơ quan đích lại trở thành các yếu tố nguy cơ tim mạch mới, thúc đẩy bệnh tăng huyết áp nặng nề thêm, khó điều trị hơn. Thầy thuốc và bệnh nhân đều cần biết về điều này để dự phòng (thứ phát) và có chiến lược điều trị tốt hơn.
____________
* BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể. Chỉ số này
được dùng đểđánh giá mức độ gầy hay béo của một người. ** Ởđây, m2 là bình phương của sốđo chiều cao (m).
Các tổn thương cơ quan đích sử dụng cho phân tầng nguy cơ tim mạch toàn bộ
trong bệnh tăng huyết áp
Tổn thương cơ quan đích không triệu chứng
-Áp lực sóng mạch lớn (ở người cao tuổi) ≥ 60mmHg
-Có hình ảnh dày thất trái trên điện tim đồ và siêu
âm tim
-Dày thành động mạch cảnh (IMT > 0,9mm) hoặc
có mảng xơ vữa
-Tốc độ sóng áp lực động mạch cảnh - động mạch
bẹn (PWV) > 10m/s
-Chỉ số cổ chân - cánh tay (ABI) < 0,9
-Bệnh thận mạn với mức lọc cầu thận 30-60
ml/ph/1,73m2
-Microalbumin niệu (30 - 300mg/24 giờ), hoặc tỷ lệ
albumin niệu/creatinin lấy xét nghiệm vào sáng sớm
30 - 300mg/g hoặc 3,4 - 34mg/mmol
Tổn thương cơ quan đích có triệu chứng hoặc các bệnh đã có kèm theo
-Bệnh mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não,
cơn thiếu máu não thoáng qua
-Bệnh động mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ
tim, tái tạo mạch vành (can thiệp vành qua da, phẫu
thuật bắc cầu chủ vành)
-Suy tim (tâm thu, tâm trương)
-Bệnh động mạch chi có triệu chứng
-Bệnh thận mạn tính với mức lọc cầu thận <
30ml/ph/1,73m2, protein niệu > 300 mg/24 giờ
- Bệnh đáy mắt tiến triển: xuất huyết hoặc xuất
tiết võng mạc, phù gai thị
- Bệnh đái tháo đường (đường huyết khi đói thử hai
lần liên tiếp ≥ 7,0mmol/L, HbA1c > 7% và/hoặc đường
huyết sau ăn > 11mmol/L)