Mục tiêu của điều trị tăng huyết áp là:
- Kiểm soát được con số huyết áp, nhờ đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh (các biến chứng tim mạch và bệnh thận) và tỷ lệ tử vong do tăng huyết áp. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch thấp và trung bình, huyết áp cần được đưa xuống < 140/90 mmHg. Đối với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao (bệnh đái tháo đường, bệnh mạch não hoặc bệnh động mạch vành hoặc bệnh thận), huyết áp cần được đưa xuống < 130/80mmHg. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của điều trị giảm con số huyết áp sẽ làm giảm tỷ lệ đột quỵ, bệnh động mạch vành, giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch và tử vong chung.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo (ăn mặn, hút thuốc lá, béo phì, uống rượu, ít hoạt động thể lực, căng thẳng, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường) và các tổn thương cơ quan đích (tim, não, thận, mắt, mạch máu). Nếu chỉ điều trị hạ huyết áp đơn thuần mà không điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo thì khó kiểm soát bền vững được tăng huyết áp, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh (gây tổn thương cơ quan đích) và tử vong. Một khi đã xuất hiện tổn thương cơ quan đích, nếu không điều trị kết hợp sẽ thúc đẩy bệnh tăng
Các tổn thương cơ quan đích sử dụng cho phân tầng nguy cơ tim mạch toàn bộ
trong bệnh tăng huyết áp
Tổn thương cơ quan đích không triệu chứng
- Áp lực sóng mạch lớn (ở người cao tuổi) ≥ 60mmHg
- Có hình ảnh dày thất trái trên điện tim đồ và siêu
âm tim
- Dày thành động mạch cảnh (IMT > 0,9mm) hoặc
có mảng xơ vữa
- Tốc độ sóng áp lực động mạch cảnh - động mạch
bẹn (PWV) > 10m/s
- Chỉ số cổ chân - cánh tay (ABI) < 0,9
- Bệnh thận mạn với mức lọc cầu thận 30-60
ml/ph/1,73m2
- Microalbumin niệu (30 - 300mg/24 giờ), hoặc tỷ lệ
albumin niệu/creatinin lấy xét nghiệm vào sáng sớm
30 - 300mg/g hoặc 3,4 - 34mg/mmol
Tổn thương cơ quan đích có triệu chứng hoặc các bệnh đã có kèm theo
-Bệnh mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não,
cơn thiếu máu não thoáng qua
-Bệnh động mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ
tim, tái tạo mạch vành (can thiệp vành qua da, phẫu
thuật bắc cầu chủ vành)
-Suy tim (tâm thu, tâm trương)
-Bệnh động mạch chi có triệu chứng
-Bệnh thận mạn tính với mức lọc cầu thận <
30ml/ph/1,73m2, protein niệu > 300 mg/24 giờ
- Bệnh đáy mắt tiến triển: xuất huyết hoặc xuất
tiết võng mạc, phù gai thị
- Bệnh đái tháo đường (đường huyết khi đói thử hai
lần liên tiếp ≥ 7,0mmol/L, HbA1c > 7% và/hoặc đường
huyết sau ăn > 11mmol/L)
16. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là gì?
Mục tiêu của điều trị tăng huyết áp là:
- Kiểm soát được con số huyết áp, nhờ đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh (các biến chứng tim mạch và bệnh thận) và tỷ lệ tử vong do tăng huyết áp. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ tim mạch thấp và trung bình, huyết áp cần được đưa xuống < 140/90 mmHg. Đối với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao (bệnh đái tháo đường, bệnh mạch não hoặc bệnh động mạch vành hoặc bệnh thận), huyết áp cần được đưa xuống < 130/80mmHg. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của điều trị giảm con số huyết áp sẽ làm giảm tỷ lệ đột quỵ, bệnh động mạch vành, giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch và tử vong chung.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo (ăn mặn, hút thuốc lá, béo phì, uống rượu, ít hoạt động thể lực, căng thẳng, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường) và các tổn thương cơ quan đích (tim, não, thận, mắt, mạch máu). Nếu chỉ điều trị hạ huyết áp đơn thuần mà không điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo thì khó kiểm soát bền vững được tăng huyết áp, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh (gây tổn thương cơ quan đích) và tử vong. Một khi đã xuất hiện tổn thương cơ quan đích, nếu không điều trị kết hợp sẽ thúc đẩy bệnh tăng
huyết áp nặng nề thêm, đồng thời dẫn tới tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong.
- Cá thể hóa trong điều trị, đặc biệt chú ý đến nhóm bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi vì nhóm người cao tuổi là các đối tượng dễ tổn thương đối với các tác động bên ngoài, kể cả thuốc điều trị tăng huyết áp.