Vai trò của rượu và mối liên quan với huyết áp như thế nào?

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Ở Mỹ, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra trên 438.000 ca tử vong trong một năm, hút thuốc “thụ động” gây ra 41.000 ca tử vong/năm. Những bệnh hàng đầu gây ra bởi hút thuốc là hẹp tắc động mạch, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim và

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chưa kể rất nhiều các bệnh khác. Hút thuốc rõ ràng làm rút ngắn tuổi thọ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Năm 2010, một nhóm tác giả khoa học nghiên cứu thấy hút thuốc còn là yếu tố nguy cơ đối với bệnh Alzheimer (bệnh quên, lú lẫn).

23. Vai trò của rượu và mối liên quan với huyết áp như thế nào? huyết áp như thế nào?

Uống rượu phải được hiểu rằng là uống các loại nước trong thành phần có chứa cồn (alcohol bao gồm ethanol hoặc ethyl alcohol). Nếu phân loại theo thuốc thì rượu được xếp vào loại thuốc ngủ an thần khi sử dụng ở liều cao, nó gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Nếu uống rượu ở liều thấp và vừa thì gây tình trạng thần kinh phấn khích và nói nhiều.

Đối với hệ tim mạch, uống rượu ở liều thấp và trung bình gây giãn một số mạch máu. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, người ta nhận thấy lợi ích của uống rượu có thể liên quan đến tăng HDL- cholesterol, lipoprotein A1 và A2, tác dụng chống oxy hóa và giảm kết dính tiểu cầu, mà người ta có thể gọi là tác dụng “bảo vệ tim” (cardioprotective).

Uống rượu nhiều và liên tục gây ra tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Một giả thuyết khác cho rằng, tác dụng tăng huyết áp của rượu là do những giai đoạn cai rượu trường diễn nhiều lần, ở những người nghiện. Tuy nhiên, nhiều bằng

thể gen. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cả những người hút thuốc “chủ động” và những người hút thuốc “thụ động” (bị hít phải khói thuốc của người hút “chủ động”) đều có thể bị xơ vữa mạch máu qua cơ chế này.

Hút thuốc lá có liên quan đến tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc làm tăng nguy cơ nứt vỡ các mảng xơ vữa mạch máu và huyết khối tắc mạch cấp tính, mà tỷ lệ này ít hơn nhiều ở những người không hoặc đã bỏ hút thuốc. Tuy nhiên, lý do giải thích hiện tượng này là trước tiên hút thuốc làm biến đổi chức năng của tiểu cầu, gây tăng kết dính chúng với nhau. Sau đến nó làm thay đổi các yếu tố chống huyết khối và tiền chống huyết khối của con người, và cuối cùng nó làm thay đổi quá trình tiêu sợi huyết của cơ thể. Với những tác động trên, hút thuốc có thể gây ra huyết khối tắc mạch mà bệnh cảnh là nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tắc các động mạch chi dưới.

Như vậy, hút thuốc ngoài tác dụng làm tăng huyết áp còn có thể đẩy mạnh hoặc gây ra các tổn thương cơ quan đích quan trọng trong bệnh tăng huyết áp.

Ở Mỹ, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra trên 438.000 ca tử vong trong một năm, hút thuốc “thụ động” gây ra 41.000 ca tử vong/năm. Những bệnh hàng đầu gây ra bởi hút thuốc là hẹp tắc động mạch, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim và

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chưa kể rất nhiều các bệnh khác. Hút thuốc rõ ràng làm rút ngắn tuổi thọ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Năm 2010, một nhóm tác giả khoa học nghiên cứu thấy hút thuốc còn là yếu tố nguy cơ đối với bệnh Alzheimer (bệnh quên, lú lẫn).

23. Vai trò của rượu và mối liên quan với huyết áp như thế nào? huyết áp như thế nào?

Uống rượu phải được hiểu rằng là uống các loại nước trong thành phần có chứa cồn (alcohol bao gồm ethanol hoặc ethyl alcohol). Nếu phân loại theo thuốc thì rượu được xếp vào loại thuốc ngủ an thần khi sử dụng ở liều cao, nó gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Nếu uống rượu ở liều thấp và vừa thì gây tình trạng thần kinh phấn khích và nói nhiều.

Đối với hệ tim mạch, uống rượu ở liều thấp và trung bình gây giãn một số mạch máu. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, người ta nhận thấy lợi ích của uống rượu có thể liên quan đến tăng HDL- cholesterol, lipoprotein A1 và A2, tác dụng chống oxy hóa và giảm kết dính tiểu cầu, mà người ta có thể gọi là tác dụng “bảo vệ tim” (cardioprotective).

Uống rượu nhiều và liên tục gây ra tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Một giả thuyết khác cho rằng, tác dụng tăng huyết áp của rượu là do những giai đoạn cai rượu trường diễn nhiều lần, ở những người nghiện. Tuy nhiên, nhiều bằng

chứng nghiêng về tác dụng trực tiếp của rượu trên huyết áp qua một số chất trung gian như: kích thích hệ thần kinh giao cảm, hệ endothelin, hệ renin-angiotensin-aldosteron hoặc cortisol hoặc kháng insulin (tham gia điều hòa huyết áp); ức chế các chất gây giãn mạch như NO; đào thải canxi và magiê; làm tăng canxi trong tế bào cơ và rối loạn vận chuyển các ion qua màng tế bào; tăng acetaldehyd. Hiện nay đã có thêm bằng chứng mới về tác dụng của rượu trên hệ thần kinh giao cảm và vận chuyển ion qua màng tế bào cơ trơn.

Mặc dù người ta chưa chứng minh được cơ chế rõ ràng tác dụng của uống nhiều rượu (số lượng và số lần trong một đơn vị thời gian) như thế nào đối với hệ tim mạch, nhưng người ta thấy nó có liên quan đến tăng nguy cơ đối với: tăng huyết áp, bệnh cơ tim và các biến chứng tim mạch khác; đột quỵ não (nhồi máu và xuất huyết); một số loại ung thư, viêm gan và xơ gan; viêm tụy; viêm dạ dày; tự tử, tai nạn và bạo lực; cuối cùng là nghiện rượu.

Lợi ích của giảm uống rượu trong nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, có sự so sánh đối với điều chỉnh lối sống trong điều trị tăng huyết áp cho thấy giảm được huyết áp tâm thu 2 - 4mmHg, giảm huyết áp tâm trương 1 - 2mmHg. Đối với những người uống rượu nhiều thì cần tiết chế uống rượu. Đối với những người nghiện rượu thì bắt buộc phải cai rượu. Như thế nào là uống rượu mức tiết chế? Người ta quy định như sau:

- 2 đơn vị uống/ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi.

- 1 đơn vị uống/ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở lên.

- 1 đơn vị uống/ngày đối phụ nữ bất kỳ lứa tuổi nào.

Theo quy định quốc tế, 1 đơn vị uống tương đương 355ml bia hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (≥ 40% cồn).

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)