Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, lượng muối ăn vào có liên quan đến tăng huyết áp và tăng huyết áp kháng trị. Muối làm tăng khối lượng máu và tăng sức cản của mạch máu ở ngoại vi (một phần do hoạt hóa thần kinh giao cảm). Ở nhiều nước trên thế giới, lượng muối ăn vào thường từ 9-12g/ngày. Khi giảm lượng muối xuống khoảng 5g/ngày, huyết áp tâm thu giảm 1 - 2mmHg ở người huyết áp bình thường, giảm 4 - 5mmHg ở người bệnh tăng huyết áp. Trên thực tế, nhu cầu của cơ thể đối với muối ăn dưới 0,5g/ngày cho chức năng sống. Với nhu cầu hoạt động hằng ngày, để giữ sức khỏe trái tim các nhà khoa học khuyến cáo không dùng muối ăn quá 1,5g/ngày. Nhưng thực tế làm thế nào để ước lượng khối lượng muối ăn một ngày? Câu trả lời là:
¼ thìa cà phê tương đương 0,575g muối ăn
½ thìa cà phê tương đương 1,15g muối ăn
¾ thìa cà phê tương đương 1,725g muối ăn 1 thìa cà phê đầy tương đương 2,3g muối ăn Tuy nhiên, muốn biết chính xác hàm lượng muối trong thực phẩm thì cần phải tra cứu trong cuốn sách Dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế. Muối (NaCl) là danh từ chung thông thường được sử dụng cho dễ hiểu, nhưng cần phải hiểu thành phần chính là natri (Na). Như vậy, Na không chỉ có trong muối mà còn có trong nhiều
huyết áp nặng nề thêm, đồng thời dẫn tới tăng tỷ lệ tàn phế và tử vong.
- Cá thể hóa trong điều trị, đặc biệt chú ý đến nhóm bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi vì nhóm người cao tuổi là các đối tượng dễ tổn thương đối với các tác động bên ngoài, kể cả thuốc điều trị tăng huyết áp.
17. Điều chỉnh lối sống như thế nào trong điều trị tăng huyết áp? điều trị tăng huyết áp?
Điều trị tăng huyết áp bao gồm: điều chỉnh lối sống và dùng thuốc hạ huyết áp. Điều chỉnh lối sống sẽ góp phần làm giảm huyết áp, giảm tỷ lệ mắc mới tăng huyết áp và giảm hoặc triệt tiêu các yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều chỉnh lối sống ở người bệnh tăng huyết áp bao gồm các yếu tố sau đây:
- Hạn chế muối ăn, ăn đủ canxi, kali, magiê.
- Giảm cân ở người quá cân và béo phì.
- Tăng cường hoạt động thể lực.
- Tăng cường ăn rau và trái cây.
- Giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa, tăng ăn dầu thực vật.
- Giảm tinh bột và đường ở người bệnh đái tháo đường.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Hạn chế rượu, bia và một số chất kích thích (cà phê, chè,...).
- Giảm căng thẳng thần kinh, tâm lý và thể lực.
18. Làm thế nào giảm muối trong chế độăn ở người tăng huyết áp? ăn ở người tăng huyết áp?
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, lượng muối ăn vào có liên quan đến tăng huyết áp và tăng huyết áp kháng trị. Muối làm tăng khối lượng máu và tăng sức cản của mạch máu ở ngoại vi (một phần do hoạt hóa thần kinh giao cảm). Ở nhiều nước trên thế giới, lượng muối ăn vào thường từ 9-12g/ngày. Khi giảm lượng muối xuống khoảng 5g/ngày, huyết áp tâm thu giảm 1 - 2mmHg ở người huyết áp bình thường, giảm 4 - 5mmHg ở người bệnh tăng huyết áp. Trên thực tế, nhu cầu của cơ thể đối với muối ăn dưới 0,5g/ngày cho chức năng sống. Với nhu cầu hoạt động hằng ngày, để giữ sức khỏe trái tim các nhà khoa học khuyến cáo không dùng muối ăn quá 1,5g/ngày. Nhưng thực tế làm thế nào để ước lượng khối lượng muối ăn một ngày? Câu trả lời là:
¼ thìa cà phê tương đương 0,575g muối ăn
½ thìa cà phê tương đương 1,15g muối ăn
¾ thìa cà phê tương đương 1,725g muối ăn 1 thìa cà phê đầy tương đương 2,3g muối ăn Tuy nhiên, muốn biết chính xác hàm lượng muối trong thực phẩm thì cần phải tra cứu trong cuốn sách Dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế. Muối (NaCl) là danh từ chung thông thường được sử dụng cho dễ hiểu, nhưng cần phải hiểu thành phần chính là natri (Na). Như vậy, Na không chỉ có trong muối mà còn có trong nhiều
hợp chất khác mà chúng ta sử dụng trong chế độ ăn hằng ngày, như: mì chính, natri nitrat, Natri citrat, Natri benzoat.
Muốn có chế độ ăn giảm muối chúng ta phải làm gì? Như chúng ta biết, ở các nước phát triển, hơn 75% lượng muối ăn vào là từ các thực phẩm được đóng gói hoặc chế biến sẵn hoặc từ các nhà hàng. Các thực phẩm này khó kiểm soát được lượng muối. Ở Việt Nam hiện nay, lối ăn, uống từ các loại thực phẩm này đang dần phổ biến và được lớp trẻ chấp nhận. Người khỏe mạnh nói chung và bệnh nhân tăng huyết áp nói riêng nên thực hiện một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm để giảm muối (< 2g/ngày) như sau:
- Lựa chọn thịt gia cầm tươi và ướp lạnh
- Lựa chọn thận trọng các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
- Lựa chọn rau xanh và hoa quả tươi và được để lạnh; nếu đóng hộp thì là loại trên nhãn ghi “không cho thêm muối”
- Lựa chọn thận trọng các loại gia vị
- Tăng cường ăn các loại ngũ cốc
Khi chế biến thực phẩm cần thực hiện các phương pháp sau:
- Sử dụng hành, tỏi, các loại rau thơm, gia vị, nước cam hoặc giấm để thay thế một phần hoặc hoàn toàn muối, tạo mùi vị cho thức ăn.
- Rửa sạch các củ, quả và rau xanh, sau đó để ráo nước.
- Kết hợp các loại thực phẩm chứa ít muối với loại có chứa muối thông thường.
- Chế biến thực phẩm bằng cách nướng, om, quay, áp chảo sẽ làm giảm nhu cầu cho thêm muối.
- Sử dụng kết hợp các loại thực phẩm có chứa kali (trừ bệnh nhân suy thận) tạo hiệu quả đối nghịch với muối và có thể giúp giảm huyết áp như: khoai tây, cà chua, rau cải, đậu trắng, đậu tây, sữa chua không béo, cam, chuối, dưa đỏ.
Khi đi ăn ở nhà hàng hoặc khách sạn cần lưu ý:
- Hãy yêu cầu món ăn của mình không cho thêm muối.
- Luôn nếm thức ăn trước khi muốn cho thêm muối.
- Hãy để ý những từ chế biến thực phẩm trong thực đơn như: quay, ướp, xông khói, vì ở nhà hàng hoặc khách sạn các cách chế biến này có xu hướng cho thêm muối; còn các kiểu hấp, bỏ lò, nướng, trần nước sôi, rán có thể ít muối hơn.
- Kiểm soát khối lượng khẩu phần ăn vì giảm khối lượng khẩu phần ăn là giảm calo đối với người thừa cân, béo phì, nhưng cũng là giảm lượng muối ăn vào.