huyết áp bằng thuốc?
Khi bạn được xác định chắc chắn là mắc bệnh tăng huyết áp thì bắt buộc phải điều trị. Nhiều phân tích lâm sàng cho thấy, tăng huyết áp nếu không được điều trị thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp 24 lần, đột quỵ gấp 23 lần, suy tim gấp 7 lần, các biến chứng tim mạch quan trọng gấp 28 lần và tử vong do tim mạch gấp 23 lần so với những người được điều trị. Ngược lại, nếu tăng huyết áp được điều trị tốt sẽ giảm 20 - 25% tỷ lệ nhồi máu cơ tim, 35 - 40% tỷ lệ đột quỵ, trên 50% tỷ lệ suy tim, 20 - 30% tỷ lệ các biến chứng tim mạch quan trọng và 30 - 40% tỷ lệ tử vong do tim mạch. Mọi người đều suy nghĩ rằng điều trị bằng thuốc là tốn kém. Tuy nhiên, nếu không điều trị tăng huyết áp thì phải gánh vác các hậu quả do nó gây ra, thậm chí bằng cả sinh mạng. Các nhà khoa học phân tích về kinh tế đã đưa ra khái niệm “hiệu quả giá” (cost-effective) để đo lường điều trị với mục tiêu là dự phòng tránh tử vong. Người ta tìm
thấy điều trị tăng huyết áp mang lại “những năm sống thêm có chất lượng” (QALYs: quality- adjusted life-years), ít tốn kém hơn điều trị rối loạn mỡ máu và đái tháo đường. Ở Mỹ năm 2002, dự tính giá của 1 QALYs ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chi 41.384 USD cho kiểm soát chặt chẽ đường máu, 51.889 USD cho hạ cholesterol máu và giảm đi 1.959 USD cho kiểm soát chặt chẽ tăng huyết áp. Như vậy, giá thành điều trị giảm là do dự phòng được nhiều biến chứng do kiểm soát chặt chẽ tăng huyết áp. Rõ ràng điều trị tăng huyết áp có lợi cho người bệnh và cho toàn xã hội dưới góc độ kinh tế, chưa kể đến góc độ con người.
Nếu một người có mức huyết áp ≥ 140/90mmHg với cách đo đúng phương pháp trong khoảng 4 - 6 tuần thì chắc chắn là người đó mắc bệnh tăng huyết áp. Lúc này người bệnh cần đến bác sĩ khám và tư vấn điều trị. Bác sĩ sẽ thăm khám toàn diện sức khỏe của người bệnh, phân tầng nguy cơ, đưa ra mục tiêu và hướng dẫn điều trị. Bắt đầu điều trị tăng huyết áp không bằng thuốc hoặc kết hợp điều trị thuốc (xem ở mục 14). Nếu mức huyết áp ≥ 180/110mmHg hoặc có triệu chứng tổn thương cơ quan đích, bất luận thế nào cũng phải điều trị bằng thuốc hạ huyết áp ngay, sau đó mới đánh giá các yếu tố nguy cơ kèm theo để điều trị toàn diện. Chú ý ở người cao tuổi không nên giảm huyết áp
dài, hãy yêu cầu bác sĩ tư vấn về việc có phải dùng thuốc hay không.
Bạn hãy luôn tươi cười, nghĩ về một tương lai tốt đẹp và luôn giành một thời gian thích hợp cho bản thân.
25. Tại sao và khi nào phải điều trị tăng huyết áp bằng thuốc? huyết áp bằng thuốc?
Khi bạn được xác định chắc chắn là mắc bệnh tăng huyết áp thì bắt buộc phải điều trị. Nhiều phân tích lâm sàng cho thấy, tăng huyết áp nếu không được điều trị thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp 24 lần, đột quỵ gấp 23 lần, suy tim gấp 7 lần, các biến chứng tim mạch quan trọng gấp 28 lần và tử vong do tim mạch gấp 23 lần so với những người được điều trị. Ngược lại, nếu tăng huyết áp được điều trị tốt sẽ giảm 20 - 25% tỷ lệ nhồi máu cơ tim, 35 - 40% tỷ lệ đột quỵ, trên 50% tỷ lệ suy tim, 20 - 30% tỷ lệ các biến chứng tim mạch quan trọng và 30 - 40% tỷ lệ tử vong do tim mạch. Mọi người đều suy nghĩ rằng điều trị bằng thuốc là tốn kém. Tuy nhiên, nếu không điều trị tăng huyết áp thì phải gánh vác các hậu quả do nó gây ra, thậm chí bằng cả sinh mạng. Các nhà khoa học phân tích về kinh tế đã đưa ra khái niệm “hiệu quả giá” (cost-effective) để đo lường điều trị với mục tiêu là dự phòng tránh tử vong. Người ta tìm
thấy điều trị tăng huyết áp mang lại “những năm sống thêm có chất lượng” (QALYs: quality- adjusted life-years), ít tốn kém hơn điều trị rối loạn mỡ máu và đái tháo đường. Ở Mỹ năm 2002, dự tính giá của 1 QALYs ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chi 41.384 USD cho kiểm soát chặt chẽ đường máu, 51.889 USD cho hạ cholesterol máu và giảm đi 1.959 USD cho kiểm soát chặt chẽ tăng huyết áp. Như vậy, giá thành điều trị giảm là do dự phòng được nhiều biến chứng do kiểm soát chặt chẽ tăng huyết áp. Rõ ràng điều trị tăng huyết áp có lợi cho người bệnh và cho toàn xã hội dưới góc độ kinh tế, chưa kể đến góc độ con người.
Nếu một người có mức huyết áp ≥ 140/90mmHg với cách đo đúng phương pháp trong khoảng 4 - 6 tuần thì chắc chắn là người đó mắc bệnh tăng huyết áp. Lúc này người bệnh cần đến bác sĩ khám và tư vấn điều trị. Bác sĩ sẽ thăm khám toàn diện sức khỏe của người bệnh, phân tầng nguy cơ, đưa ra mục tiêu và hướng dẫn điều trị. Bắt đầu điều trị tăng huyết áp không bằng thuốc hoặc kết hợp điều trị thuốc (xem ở mục 14). Nếu mức huyết áp ≥ 180/110mmHg hoặc có triệu chứng tổn thương cơ quan đích, bất luận thế nào cũng phải điều trị bằng thuốc hạ huyết áp ngay, sau đó mới đánh giá các yếu tố nguy cơ kèm theo để điều trị toàn diện. Chú ý ở người cao tuổi không nên giảm huyết áp
nhanh chóng vì dễ xảy ra các tai biến đột quỵ thiếu máu não và nhồi máu cơ tim.