Một số kinh nghiệm phòng tránh rủi ro của các ngân hàng nước ngoà

Một phần của tài liệu 081 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Đa số các ngân hàng nước ngoài đều rất chú trọng đến cơng tác phịng ngừa rủi ro do có ưu thế về thời gian hoạt động lâu dài, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, có nhiều chi nhánh ở nhiều quốc gia, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên rất được quan tâm... Kinh nghiệm quản trị rủi ro của họ sẽ mang lại nhiều bài học cho cơng tác phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng Việt Nam khi giao dịch tín dụng chứng từ

1.3.2.2.1 Phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng

Trước khi bắt đầu giao dịch với khách hàng nào đó thì bộ phận tín dụng của ngân hàng phải chịu trách nhiệm đánh giá, phân loại các công ty. Ngân hàng sẽ xác định được những cơng ty có tình hình tài chính tốt hoặc những cơng ty con có tình hình tài chính khá tốt và có bảo lãnh của cơng ty mẹ tốt, được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, khơng phải ký quỹ khi mở L/C. Những cơng ty có tình hình tài chính trung bình, thực hiện ký quỹ một phần hoặc tồn bộ khi mở L/C, sử dụng cách chiết khấu có bảo lưu. Những cơng ty có tình hình tài chính xấu phải có chỉ thị của hội sở thì mới được tiến hành giao dịch tín dụng chứng từ. Có được bước chuẩn bị ban đầu tốt như thế thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro liên quan đến khách hàng

Hình 1.1 Mơ hình phân loại khách hàng

Khơng cần ký quỹ, có cấp hạn mức t

tín

Thực hiện ký quỹ một phần, cấp hạn mức chiết khấu bảo

lưu

Khơng giao dịch trừ khi có chỉ thị từ hội

sở chính

Nguồn: CafeF.com

1.3.2.2.2. Sử dụng các thỏa thuận cho giao dịch tín dụng chứng từ

Trong giao dịch tín dụng chứng từ, ngân hàng nên sử dụng các thỏa thuận với những điều khoản chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng. Chẳng hạn như thỏa thuận ngân hàng sẽ lập L/C theo đúng yêu cầu trên đơn xin mở L/C sau khi đã tư vấn với người xin mở L/C. Mọi sai sót, rủi ro phát sinh sau này đối với việc bộ chứng từ phù hợp hay không phù hợp với quy định L/C do việc mở L/C trên sẽ nằm ngoài trách nhiệm của ngân hàng phát hành.

Ngoài ra giữa ngân hàng và người xin mở L/C cần phải có những thỏa thuận rõ ràng về tỷ lệ ký quỹ L/C hay tài sản bảo đảm trên cơ sở đã xem xét tình hình tài chính kinh doanh của đơn vị xin mở L/C.

Một thỏa thuận quan trọng cũng phải được xác lập khi mở L/C là người nhận hàng (mục Consignee) là ngân hàng và yêu cầu mọi bản gốc vận đơn phải được chuyển qua ngân hàng.

1.3.2.2.3 Phòng quan hệ quốc tế có chức năng thơng tin về các ngân hàng

Các ngân hàng nước ngồi thường có rất nhiều chi nhánh ở nhiều nước. Phòng quan hệ quốc tế của họ thường có những cẩm nang về nghiệp vụ để đảm bảo các giao dịch hàng ngày ln chính xác và hiệu quả. Những cẩm nang này luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc trưng của mỗi nước, mỗi chi nhánh.

Ngoài ra, phịng quan hệ quốc tế ln thực hiện cảnh báo cho các chi nhánh về các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng khi giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tài chính (bao gồm chi nhánh của nó) tại một quốc gia. Tùy theo mức độ rủi ro mà các chi nhánh nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở những khách hàng có tình hình tài chính tốt hoặc tuyệt đối tránh giao dịch với quốc gia thường xun có chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế hoặc các tổ chức tài chính hay bị phá sản, có lịch sử làm ăn khơng tốt, bị phong tỏa tài sản, đình trệ kinh doạnh..

1.3.2.2.4 Vấn đề cơng nghệ và con người

Các ngân hàng nước ngồi thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật và công nghệ rất hiện đại để giảm bớt những rủi ro liên quan đến công nghệ. Các chi nhánh của ngân hàng ở bất kỳ đâu đều có thể truy cập thơng tin của khách hàng, ngân hàng phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm được những rủi ro do thiếu thông tin. Ngồi ra, các ngân hàng này đều có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.

Chẳng hạn, Citibank là ngân hàng hàng đầu có đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp, các nhân viên cao cấp, cso chuyên viên tư vấn nghiệp vụ có thể giải đáp các tình huống phức tạp cho các chi nhánh. Do vậy, nhân viên của họ làm việc rất chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thao tác thuần thục. Họ luôn đặt chất lượng công việc lên hàng đầu do vậy hiệu quả công việc rất cao và luôn đảm bảo được bảo mật thông tin.

1.3.2.2.5 Trung tâm tài trợ thương mại (Trade Finance)

Các ngân hàng nước ngồi dần dần hiện đại hóa hạ tầng cơng nghệ thơng tin theo hướng xử lý giao dịch tập trung của nhiều nước, chi nhánh về một trung tâm. Hiện nay, đây là cách làm của các ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh, khối lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại ở Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử lý ở Thượng Hải (Trung Quốc), American Express Bank có trung tam tại Singapore...

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu 081 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w