Tổ chức tốt thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 081 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 67)

HÀNG KỸTH ƯƠNG

3.2.2 Tổ chức tốt thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và tạo thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT được thực hiện tốt hơn. Thông qua thị trường này, ngân hàng nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Nhằm hồn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ và các hình thức giao dịch như: mua bán trao ngay (spot), mua bán kỳ hạn (forward), quyền chọn (option), tương lai (future) để mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường nhằm làm cho thị trường hoạt động sôi động hơn, tỷ giá giao dịch sát với thực tế hơn. Ngồi ra, đây cũng chính là giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, góp phần nâng cao chất lượng thúc đẩy thanh tốn quốc tế phát triển.

Ngồi ra cán cân thanh toán quốc tế cũng cần được chú trọng. Cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến khả năng thanh toán của cả nước, của các ngân hàng, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của cả nước. Trong những năm vừa qua, cán cân thanh toán của Việt nam, đặc

biệt là cán cân thương mại và cán cân vốn ln trong tình trạng thâm hụt dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ gây khó khăn cho cơng tác TTQT nói chung và thanh tốn TDCT nói riêng. Do đó, để cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế, hạn chế tình trạng nhập siêu hiện nay, Nhà nước cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt hướng vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc thông qua các hiệp định thương mại được

kí kết giữa chính phủ các nước.

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Quản lý chặt chẽ nợ vay nước ngoài. Vay nợ nước ngoài cần phải đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng và giữ được mức nợ

ở một

tỷ lệ hợp lý, tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước.

- Cải tiến cơ cấu hàng XK; tăng XK sản phẩm đã qua chế biến, giảm lượng hàng thô đồng thời hạn chế NK các loại hàng tiêu dùng và các mặt hàng trong

nước đã sản xuất được.

- Thực hiện cơ sở tỷ giá hối đối thích hợp có lợi cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 081 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w