TỐN TÍ ND NG CH NGT TI NGÂN HÀNG TMCP KỸTH ỪẠ ƯƠNG
2.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank đều đã đạt hiệu quả cao, trong đó gồm có thanh tốn qua L/C, chuyển tiền và nhờ thu. Điều này được thể hiện rõ qua bảng tổng quan sau:
Bảng 2.1 Giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của ngân hàng Techcombank
Hoạt động thanh toán quốc tế những năm gần đây của Techcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm, với doanh số cao và tăng mạnh qua mỗi năm. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm của Việt Nam năm 2012, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam cũng suy giảm so với các năm trước, với tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 18% và 7% năm 2012 (so với 34% và 25% của năm 2011). Năm 2013 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu giá trị giao dịch các dịch vụ thanh toán quốc tế của TCB trong đó điển hình vẫn là sự tăng trưởng doanh số tín dụng thư (tăng từ 20,9% lên đến 24,2% trong cơ cấu giá trị thanh toán quốc tế). Sự gia tăng về doanh số thanh toán quốc tế chủ yếu là do TCB đã tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ thu phí. Trong năm vừa qua, Techcombank đã tăng cường hợp tác với các đối tác trong mạng lưới đại lý rộng lớn của mình để cải thiện tính đa dạng dịch vụ và củng cố cơ sở cấp vốn. Nhờ đó, tổng doanh thu phí của tồn hệ thống trong lĩnh vực thanh toán quốc tế năm 2013 đạt 590 tỷ đồng. Thành cơng này mà TCB có được cũng xuất phát từ những nỗ lực cải tiến và phát triển sản phẩm thanh toán quốc tế. Năm 2012, TCB giới thiệu Thư tín dụng trả chậm có thể thanh tốn ngay (UPAS), cho phép các nhà nhập khẩu tiếp cận nguồn vốn bằng ngoại tệ rẻ hơn thông qua các đối tác ngân hàng đại lý của Techcombank; Bao thanh toán xuất khẩu (cho thị trường Mỹ và Canada) giúp bảo vệ các nhà xuất khẩu khỏi rủi ro khi các nhà nhập khẩu nước ngồi khơng thanh tốn cho các giao dịch xuất khẩu với điều kiện thanh
toán Mở tài khoản/ thanh toán TT; và Bao thanh tốn nội địa, theo đó các đơn vị bán có được sự đảm bảo về cấp vốn và thanh tốn đối với các hàng hóa trong nước trên cơ sở hóa đơn/mở tài khoản. Những sản phẩm tài trợ tiên tiến này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng doanh nghiệp và thể hiện cam kết của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng nhiều hơn và tốt hơn cho khách hàng. Hơn nữa, với các mối quan hệ ngân hàng đại lý sâu rộng và xử lý giao dịch tập trung đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro và giảm thiểu chi phí.
Mặc dù mơi trường tài chính những năm gần đây không ổn định và đang bước vào giai đoạn chuyển đổi nhưng ngân hàng Techcombank vẫn đạt được hầu hết các mục tiêu kinh doanh của mình và hồn thành việc xác lập lại chiến lược ngân hàng, xắp xếp lại cơ cấu tổ chức. Nhìn lại tổng quan doanh số thanh tốn quốc tế của Techcombank những năm qua, ta có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt mỗi năm qua biểu đồ doanh số thanh tốn quốc tế dưới đây.
Hình 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế và doanh số L/C Techcombank 2010-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2008-2011
Những năm gần đây là những năm khó khăn cho ngành ngân hàng Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nền kinh tế trong nước phục hồi tốt với mức phát triển GDP đáng khích lệ là 6~8% nhưng tình trạng thâm hụt và lạm phát cao đã buộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải kiềm chế phát triển tín dụng. Các chính sách siết chặt quản lý nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước như đóng cửa sàn giao dịch vàng, thắt chặt yêu cầu về tỷ lệ an tồn vốn và tỷ lệ cho vay, việc thơng qua luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã buộc các ngân hàng xem xét lại và điều chỉnh hoạt động một cách an tồn nhưng nhiều thách thức hơn. Những chính sách này tuy không trực tiếp nhưng cũng đã ảnh hưởng phần nào đến các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số thanh toán quốc tế những năm qua là thanh quả của sự gia tăng từ các hoạt động tài trợ thương mại, L/C, chuyển tiền và nhờ thu. Doanh số của mỗi thành phần đều thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm.
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy được trong tổng giá trị thanh tốn quốc tế, hình thức tài trợ thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55% ~ 60% mỗi năm. Sau đó là đến thanh tốn bằng L/C chiếm 20% ~ 23% mỗi năm. Còn lại là nhờ thu và chuyển tiền. Có thể thấy phương thức thanh tốn bằng L/C có vị trí rất quan trọng trong tổng thể thanh toán quốc tế và doanh số thanh toán quốc tế từ phương thức này tăng đều qua mỗi năm.