2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay
3.2.1.3. Tỉ lệ nợ xấucác ngành công nghiệphỗ trợ
Cùng với nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh sự thiếu lành mạnh của các khoản vay, qua đó phần nào cho biết hiệu quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu tăng cao sẽ gây nên những tác động tiêu cực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy mà các ngân hàng luôn tìm cách hạn chế, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể
Trong ba năm từ 2014 đến 2016, nợ xấu của chi nhánh đạt đỉnh điểm năm 2014, sau đó giảm dần qua các năm. Năm 2014, nợ xấu của chi nhánh lên tới 139 tỷ đồng, chiếm 20,35% tổng dư nợ. Tuy nhiên sang năm 2015, nợ xấu của chi nhánh chỉ còn 27,4 tỷ đồng, chiếm 6,34% tổng dư nợ. Có được kết quả này là do công tác bán nợ và xử lý rủi ro của chi nhánh trong năm. Cùng với đó, thành công này cũng xuất phát từ đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với việc xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong số các mục tiêu của đề án tái cơ cấu, Agribank đã triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, từng bước kiềm chế và giảm dần nợ xấu. Năm 2016, nợ xấu của chi nhánh tiếp tục giảm chỉ còn 17,6 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 2,63% tổng dư nợ, thể hiện sự an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng
Nợ xấu đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng có chung xu hướng với tình hình nợ xấu của chi nhánh, khi đạt đỉnh điểm ở năm 2014 và giảm mạnh trong năm 2015, 2016. Cũng nhờ thực hiện thành công đề án tái cơ cấu và công tác bán nợ, xử lý rủi ro mà tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực này giảm từ 28,22% năm 2014 xuống chỉ còn 3,85% năm 2015. Trong năm 2016, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 2,71%, cho thấy rằng công tác quản lý chất lượng tín dụng của chi nhánh đang diễn ra hiệu quả hơn