Đốivới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệphỗ trợ

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 59 - 61)

2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay

4.3.1. Đốivới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệphỗ trợ

Để phát triển hoạt động cho vay giữa chi nhánh ngân hàng và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thì không chỉ cần sự thay đổi và cải thiện từ phía ngân hàng mà bản thân doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng được những yêu cầu cho vay của ngân hàng

- Tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính

Việc cần làm trước hết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện nay là tăng cường sự lành mạnh và tính minh bạch về tài chính. Minh bạch tài chính thường được dùng để chỉ mức độ có sẵn, chính xác và chi tiết của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mức độ minh bạch cao thường được xem là có trình độ quản lý tốt hơn vì điều đó có nghĩa là đội ngũ quản lý được tổ chức và đưa ra những quyết định dựa trên thông tin đầy đủ. Hơn nữa, minh bạch và công khai tài chính trong doanh nghiệp cũng là một trong những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, doanh nghiệp có thể áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận các báo cáo tài chính dễ dàng hơn, từ đó tạo được niềm tin đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập uy tín. Vì vậy, doanh nghiệp có thể mời các công ty kiểm toán độc lập định kỳ thực hiện kiểm tra tình hình lập và trình bày các báo cáo tài chính. Chi phí của việc thuê kiểm toán độc lập là khá cao và không nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ (mà hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) hiện nay sẵn sàng chi trả cho khoản chi phí này. Tuy nhiên, khi làm được điều này, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt ngân hàng và cả các nhà đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể. Một vấn đề quan trọng nữa trong việc minh bạch tài chính, đó là phải thay đổi quan niệm và ý thức của cả lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp

phải coi việc công khai minh bạch tài chính là quyền lợi để tạo các mối quan hệ hợp tác,là điều kiện để tiếp cận rộng rãi với thị trường dịch vụ tài chính. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững

- Chủ động tiếp cận và nghiên cứu chính sách cho vay của ngân hàng

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện nay chưa thực sự chủ động tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Nguyên nhân một phần do tâm lý ngại công khai minh bạch thông tin, một phần do doanh nghiệp lo ngại thủ tục phiền phức, thời gian nhận được vốn vay lâu. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải thay đổi những định hướng sai lệch này và chuẩn bị cho mình đủ các hồ sơ, tài liệu, chủ động tìm đến ngân hàng vay vốn. Doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với ngân hàng trước khi xin vay thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như quản lý ngân quỹ, trả lương cho nhân viên qua tài khoản ngân hang,... Khi đã có mối quan hệ giao dịch từ trước, ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến doanh nghiệp để tiến hành cho vay. Khi vay vốn, doanh nghiệp cần tìm hiểu trước các thủ tục và giấy tờ cần có (có thể tìm hiểu thông qua các dịch vụ tư vấn của ngân hàng) để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ giấy tờ của ngân hàng sớm nhất, giảm thời gian của quy trình cho vay, giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận được vốn vay từ ngân hàng để triển khai sản xuất kinh doanh

- Tận dụng sự hỗ trợ từ phía nhà nước

Trong những năm gần đây, công nghiệp hỗ trợ đã được Nhà nước đưa vào một trong các nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Nắm bắt được những khó khăn của lĩnh vực còn non trẻ này, nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã được nhà nước ban hành như: được nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dự án sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,hỗ trợ đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợVì vậy, các doanh nghiệp phải nắm bắt được những cơ hội này để đổi mới chính mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài với sức cạnh tranh mạnh mẽ tham gia vào thị trường

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w