2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay
4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và kiểm tra, kiểm soát, giám sát
giám sát sau giải ngân
Thẩm định là công việc vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng dụng cũng như thu nhập của ngân hàng. Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là từ công tác thẩm định lỏng lẻo,cán bộ tín dụng không tuân thủ các quy trình, điều kiện và nguyên tắc cho vay, cho vay vượt quá thẩm quyền,.
Thẩm định cho vay bao gồm thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án đầu tư thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp hướng tới
- Thẩm định khách hàng
Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng. Trước hết, cán bộ thẩm định phải xem xét tư cách pháp lý của doanh nghiệp thông qua các giấy tờ liên quan như giấy phép đăng ký kinh doanh, xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng thời phải nắm được các quy định của pháp luật về những ngành nghề mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và các
loại giấy tờ có liên quan. Thẩm định hồ sơ khách hàng là bước cơ bản đánh giá mức độ lành mạnh của doanh nghiệp
Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Đối với bất kỳ khoản vay nào doanh nghiệp cũng phải có mục đích cụ thể. Ngân hàng sẽ xem xét mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý hay không để đưa ra quyết định có cho vay hay không. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, đánh giá khách hàng sau này và là cơ sở để giải quyết các khúc mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình giải ngân và thu hồi vốn
- Thẩm định dự án đầu tư, được xem là nội dung thẩm định mang tính quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong linh vực công nghiệp hỗ trợ, việc thẩm định dự án đầu tư có thể bao gồm:
Đánh giá nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thị trường đầu ra là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chính. Vì vậy cần phải xem xét cả đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chính. Để đánh giá được nhu cầu thị trường, cán bộ ngân hàng phải tìm hiểu về ngành nghề doanh nghiệp hoạt động, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hướng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trường đã bão hòa hay chưa?. Đánh giá nhu cầu thị trường phụ thuộc vào sự chủ động của cán bộ ngân hàng, do đó ngân hàng cần chú ý khuyến khích và đào tạo tính chủ động, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trường.
Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà một trong những hạn chế chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là không có kinh nghiệm về công nghệ, dẫn đến việc tiêu tốn tiền của những công nghệ mua về hoặc không phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp. Mặt khác, các yếu tố về nguyên liệu đầu vào cũng rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Vì vậy, thông qua chiến lược sản phẩm và công suất của máy móc, thiết bị, cán bộ tín dụng phải tính toán xem khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không.
Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Là việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Thông qua các tiêu tính toán cụ thể, ngân hàng sẽ xem xét tính chân thực của các số liệu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trong việc thẩm định tài chính dự án, cán bộ ngân hàng phải chú trọng tới kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, thời điểm và quy mô dòng tiền ra, vào của dự án. Đây là căn cứ để ngân hàng ra quyết định về phương thức cho vay, phương thức giải ngân và thu hồi vốn sao cho hợp lí.
Thẩm định không chỉ diễn ra ở khâu ban đầu khi doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn, mà còn kéo dài cho tới khi chấm dứt quan hệ tín dụng, ngân hàng thu hồi được vốn. Khi quan hệ tính dụng bắt đầu, ngân hàng có nghĩa vụ phải giải ngân số tiền cho doanh nghiệp theo như hợp đồng. Trong quá trình này, ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng phải sâu sát, giám sát, theo dõi việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Công tác giám sát phải đạt được các mục tiêu: thường xuyên nắm được tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; nắm vững chu kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của doanh nghiệp để có kế hoạch giải ngân và thu nợ hợp lý. Quá trình này còn cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng, phát hiện các sai phạm và có các biện pháp xử lí kịp thời. Do đó, ngân hàng cần thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ tín dụng, bởi lẽ, chỉ một sơ suất nhỏ trong khâu thẩm định cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng nói riêng và cả ngân hàng nói chung.