Đẩy mạnh hoạt động marketing đốivới cho vay các ngành công nghiệphỗ trợ

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 51 - 53)

2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay

4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing đốivới cho vay các ngành công nghiệphỗ trợ

riêng cần được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào chi nhánh ngân hàng vừa đảm bảo chi nhánh kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn và khuyến khích được các doanh nghiệp tiếp cận vốn của ngân hàng.

4.2.2. Thành lập tổ phụ trách chuyên về cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗtrợ trợ

Hiện tại, chi nhánh ngân hàng mới chỉ có bộ phận tín dụng doanh nghiệp chuyên phụ trách về cho vay doanh nghiệp nói chung. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô tín dụng của mảng này chưa lớn, vì vậy mà mảng này hiện vẫn đang được gộp chung với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ mảng cho vay này trong thời gian tới, chi nhánh ngân hàng cần thành lập tổ phụ trách chuyên về cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tính chuyên môn hóa trong cho vay đối với lĩnh vực này. Sự chuyên môn hóa này bao gồm quan hệ khách hàng, quy trình cho vay và công tác thẩm định, cùng với đó là việc cán bộ tín dụng tự nâng cao hiểu biết về đặc điểm các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó đưa ra được chính sách cho vay và quy trình thẩm định, kiểm tra, giám sát hợp lý nhất. Đồng thời, bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giải quyết kịp thời những bất cập trong hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng của khoản vay và hiệu quả cho vay

4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing đối với cho vay các ngành công nghiệp hỗtrợ trợ

Hoạt động marketing có vai trò rất lớn trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Marketing bao gồm từ quảng bá sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả cho đến hệ thống phân phối sản phẩm đến với khách hàng. Vì vậy, việc ngân hàng xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả không chỉ bao gồm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến

với đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn phải xây dựng cả một hệ thống hoạt động hiệu quả xung quanh đối tượng khách hàng mục tiêu đó. Để làm được điều này, chi nhánh ngân hàng cần tập trung vào một số hoạt động như:

- Quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng

Các hoạt động quảng bá có thể áp dụng như tăng cường quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, phát tờ ro`i,... Chi nhánh ngân hàng sử dụng những kênh này để quảng bá hình ảnh trụ sở hoạt động khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị hiện đại nhằm tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho khách hàng. Cùng với quảng bá những hình ảnh về chi nhánh ngân hàng là giới thiệu các sản phẩm liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp biết đến lĩnh vực cho vay này của ngân hàng

- Tăng cường hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường nhằm gia tăng hiểu biết về khách hàng và các chi nhánh ngân hàng khách trong cùng địa bàn hoạt động là đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Hoạt động này cho chi nhánh ngân hàng biết được doanh nghiệp đang có những thuận lợi và khó khăn gì, nhằm đưa ra được những sản phẩm cho vay và dịch vụ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường cũng nhằm đánh giá, nắm bắt được hoạt động và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn, biết về các hoạt động quảng bá của đối thủ đối với khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho bản thân chi nhánh

- Chủ động tìm kiếm khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng muốn thu hút được khách hàng thì cần chủ động tiếp cận để tìm ra những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có phưong án kinh doanh khả thi. Đây là một giải pháp chiến lược trong việc mở rộng thị phần, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Thông qua đó, ngân hàng có được thông tin cần thiết để chủ động thẩm định khách hàng và đưa ra các quyết định cho vay phù hợp

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w