2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay
4.3.3. Đốivới ngân hàng nhà nước
Với tư cách đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng nhà nước nên tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong việc trao đổi thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC để hạn chế rủi ro và giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng tín dụng. Đồng thời, ngân hàng nhà nước nên cung cấp cho các tổ chức tín dụng những thông tin, dự báo về tình hình kinh tế trong nước và ngoài nước, thị trường, kinh tế, xã hội, những thông số chính xác nhất, mới nhất về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên cả nước
Ngân hàng nhà nước nên định kỳ có các lớp đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ đối với cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ do mảng cho vay này còn khá mới và đang cần được phát triển. Đào tạo giúp cho các cán bộ cấp cao của chi nhánh có thể thực hiện đúng và tích cực chủ trương cho vay của nhà nước
4.3.4. Đối với Nhà nước
Để nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, các cơ quan nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này phát triển, bao gồm:
- Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý nhằm đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư
- Phổ biến, nâng cao nhận thức rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và các ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp phát triển bền vững trong dài hạn cho nền kinh tề Việt Nam
- Cơ quan quản lý cần có nghiên cứu chung để xác định được nhu cầu của các ngành công nghiệp chính, qua đó tính toán được nhu cầu đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ và quy hoạch phát triển lĩnh vực này một cách hợp lý
- Nghiên cứu ban hành các cơ chế hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước để thực hiện xúc tiến các chương trình chuyển giao công nghệ phù hợp, hiện đại vào Việt Nam theo từng nhóm ngành, công nghệ và giai đoạn phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đầu tư các phòng thí nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cac doanh nghiệp, nhất là các nhà cung ứng công nghiệp hỗ trợ thông qua thiết lập một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, sản xuất của từng nhóm nước để giúp giảm tình trạng thiếu thông tin và mở rộng giao dịch giữa nhà lắp ráp nước ngoài và nhà cung cấp trong nước; đồng thời, dần tạo dựng một cơ sở dữ liệu tốt giúp giảm chi phí giao dịch và thời gian
- Xây dựng các chương trình kết nối các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình kết nối như triển lãm, hội chợ ngược, tổ chức các đoàn doanh nghiệp, hội chợ... ; qua đó, tạo được mạng lưới, hợp tác và liên kết kinh doanh, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề, tập trung hỗ trợ chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ.
KẾT LUẬN
Giai đoạn từ năm 2016 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hồi phục và phát triển mạnh mẽ trên cơ sở các hiệp định thương mại tự do đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức và đồng thời cũng đem lại nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đối với các ngân hàng, việc mở rộng số lượng khách hàng, cùng với đó là sàng lọc được những khách hàng tốt là điều kiện sống còn nhằm đảm bảo sự tồn tại bên vững và an toàn. Phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay là một hướng đi cần thiết đối với các ngân hàng, đáp ứng xu hướng phát triển của đất nước. Việc phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ không chỉ mang lại lợi ích cho riêng ngân hàng mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động,...
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, luận văn nêu ra được vai trò của lĩnh vực này đối với sự phát triển của đất nước và khó khăn mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gặp phải trong quá trình vay vốn để phát triển, trong đó, sự khó khăn khi vay vốn đến từ chính năng lực hoạt động chưa hiệu quả của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan những nguyên nhân tồn tại, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Đô và những kiến nghị với Nhà nước, với ngân hàng nhà nước và với lãnh đạo Ngân hàng nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của các doanh nghiệp này
Trong giới hạn của khóa luận, em chỉ có thể đóng góp một phần nhỏ trong các giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Em mong nhận được những góp ý, phê bình của thầy cô hướng dẫn và những người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Tây đô các năm 2014, 2015, 2016 2 Danh mục website
- Cổng thông tin kinh tế Việt Nam: vnep.org.vn - Cổng thông tin điện tử chính phủ: chinhphu.vn
- Cổng thông tin điện tử ngành công nghiệp hỗ trợ: support.gov.vn 3 Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện ngân hàng
4 Khóa luận tốt nghiệp các khóa trước
5 Chính sách thúc đẩy và phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam - TS. Lê Xuân Sang, Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền 6 Tuan, N. P., & Mai, N. T. T. (2012). A firm analysis level of Supporting
Industries in Hanoi City-Vietnam-Application of Resource-based view and industrial organization.
7 Wang, T. C., Wang, C. N., & Nguyen, X. H. (2016). Evaluating the Influence of Criteria to Attract Foreign Direct Investment (FDI) to Develop Supporting Industries in Vietnam by Utilizing Fuzzy Preference Relations. Sustainability, 8(5), 447.
8 Laeven, L., & Majnoni, G. (2003). Loan loss provisioning and economic slowdowns: too much, too late?. Journal of financial intermediation, 12(2),
178-197.
9 Milbourn, T. T., Boot, A. W., & Thakor, A. V. (1999). Megamergers and expanded scope: Theories of bank size and activity diversity. Journal of Banking & Finance, 23(2), 195-214.