2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Đô với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục
Thứ nhất,số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có
quan hệ tín dụng với ngân hàng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của lĩnh vực cho vay này
Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh
vực công nghiệp hỗ trợ không ổn định và ở mức thấp qua các năm.
Thứ ba,các sản phẩm tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công
nghiệp hỗ trợ chưa thực sự đa dạng để đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng cao
Thứ tư, công tác kế hoạch vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả kinh doanh của chi
nhánh nói chung và của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan từ thị trường, mà cụ thể ở đây là tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát cao và lãi suất biến động
3.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân từ phía chi nhánh ngân hàng
Thứ nhất, công tác Marketing đối với hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những hoạt động quảng bá rộng rãi, vì vậy mà khách hàng không biết nhiều đến hoạt động này của chi nhánh để tìm đến vay vốn
Thứ hai, chi nhánh chưa có chiến lược cụ thể nhằm phát triển hoạt động tín dụng
đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ, vì vậy mà hiệu quả phát triển tín dụng đối với lĩnh vực này chưa cao
Thứ ba, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về
hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tín dụng với các ngành công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực còn đang trong quá trình phát triển tại Việt Nam, vì vậy mà đội ngũ cán bộ trẻ của chi nhánh ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn trong kiến thức chuyên môn về cho vay các ngành này
Thứ tư, vấn đề thông tin trong ngân hàng và công tác thu thập thông tin khách
hàng chưa hiệu quả. Các thông tin cần có để phân tích tín dụng của khách hàng hầu hết được ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán nên số liệu có độ tin cậy không cao. Cùng với đó, chi nhánh ngân hàng chưa xây dựng được quy trình cũng như các bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin. Vì vậy mà các thông tin về tình hình doanh nghiệp, thông tin nội bộ, thông tin về ngành và chính sách chưa được cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác thẩm định và phát triển thị trường
Thứ năm, công tác tư vấn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ chưa làm tốt. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hầu hết đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ quản lý và am hiểu pháp luật và quy trình cho vay của ngân hàng kèm nên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình lập thủ tục vay vốn ngân hàng. Tuy vậy, các cán bộ tín dụng cũng chỉ cung cấp hồ sơ chứ không cùng tư vấn cho doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh. Vì vậy, đôi khi các phương án kinh doanh, kế hoạch tài chính này đối với ngân hàng là thiếu hiệu quả, khiến cho doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn cần thiết
- Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp
Thứ nhất, năng lực tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ còn hạn chế. Hiện nay, thủ tục cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp hầu hết dựa vào tài sản bảo đảm, trong khi các doanh nghiệp lại thường thiếu yếu tồ này.
Thứ hai,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp. Công nghiệp hỗ trợ là
lĩnh vực đang trong quá trình phát triển và được nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn thiếu kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh hiệu quả, vì vậy mà bước đầu khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này lâu năm. Điều này khiến cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, gây rủi ro cho nguồn vốn tín dụng của ngân hàng
Thứ ba, năng lực hoạt động của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ còn yếu kém, năng lực tổ chức, quản lý và công nghệ của các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế, khó đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao và yêu
cầu hợp tác kinh doanh của nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.Điềunày có thể dẫn tới việc các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả, gây thất thoát nguồn vốn.
Thứ tư, uy tín của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
còn thấp, vì vậy mà việc phát triển phương thức cho vay tín chấp hay thực hiện dịch vụ bảo lãnh đối với các doanh nghiệp này là vô cùng khó khăn
Thứ năm, tính minh bạch về tài chính, mà cụ thể là trong các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp chưa cao. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng không qua kiểm toán, gây khó khăn trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế trong phê duyệt cho vay
- Các nguyên nhân khác
Chi nhánh ngân hàng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chi nhánh ngân hàng khác trong khu vực hoạt động. Các chi nhánh ngân hàng khác đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ và đang tích cực tiếp cận khách hàng, đổi mới chính sách tín dụng phù hợp
Vấn đề vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp hỗ trợ rất lớn; thí dụ như chi phí đầu tư cho công nghiệp dệt, nhuộm, hồ vải thường lớn gấp 6-7 lần so với chi phí đầu tư cho công nghiệp may mặc có cùng quy mô; sản xuất sản phẩm da đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn từ 8-10 lần so với công nghiệp may giày, dép, túi xách... Trong khi đó, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, vì vậy mà phát triển tín dụng đối với công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều khó khăn
Hệ thống thông tin chung phục vụ cho hoat động tín dụng chưa được cập nhật đầy đủ. Hiện nay, hệ thống thông tin chung về tín dụng của khách hàng CIC đã được thành lập, tuy nhiên không phải lúc nào hệ thống này cũng được cập nhật đầy đủ. Do đó, các ngân hàng khi muốn biết thông tin về các doanh nghiệp có thể phát sinh quan hệ tín dụng đều phải tự đi tìm hiểu thực tế, gây lãng phí về thời gian và chi phí cho ngân hàng
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
4.1. Phương hướng hoạt động của chi nhánh
Trong những năm hoạt động tiếp theo, chi nhánh tiếp tục cố gắng gia tăng nguồn vốn huy động để phục vụ cho mục đích tăng dư nợ tín dụng, cùng với đó là tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giảm nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh cũng như xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn hiện có.
Chi nhánh tiếp tục gia tăng công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng các sản phẩm huy động vốn, song song với việc theo dõi sát sao các diễn biến trên thị trường vốn và lãi suất huy động để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chi nhánh cũng chú trọng trong việc củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng đối với các khách hàng cá nhân, đặc biệt là những khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi lớn
Về công tác tín dụng, chi nhánh tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng thông qua tích cực tiếp thị cho vay đối với các khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ; mở rộng dư nợ cho vay đối với các khách hàng hiện tại đang có quan hệ với chi nhánh;tích cực tìm kiếm các dự án lớn khả thi, hiệu quả để đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép chi nhánh cho vay hợp vốn. Song song với mở rộng quy mô tín dụng, ngân hàng cũng sẽ tích cực nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, quản lý nguồn thu, theo dõi nợ đến hạn để đôn đốc thu hồi, đồng thời xây dựng các phương án xử lý nợ xấu còn tồn đọng một cách có hiệu quả
4.2. Một số giải pháp phát triển tín dụng tại chi nhánh
4.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ
Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước, đồng thời phải đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi, người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Muốn vậy, chi nhánh ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán
rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công bằng. Chính sách tín dụng nói chung và đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng cần được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào chi nhánh ngân hàng vừa đảm bảo chi nhánh kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn và khuyến khích được các doanh nghiệp tiếp cận vốn của ngân hàng.
4.2.2. Thành lập tổ phụ trách chuyên về cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗtrợ trợ
Hiện tại, chi nhánh ngân hàng mới chỉ có bộ phận tín dụng doanh nghiệp chuyên phụ trách về cho vay doanh nghiệp nói chung. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô tín dụng của mảng này chưa lớn, vì vậy mà mảng này hiện vẫn đang được gộp chung với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ mảng cho vay này trong thời gian tới, chi nhánh ngân hàng cần thành lập tổ phụ trách chuyên về cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tính chuyên môn hóa trong cho vay đối với lĩnh vực này. Sự chuyên môn hóa này bao gồm quan hệ khách hàng, quy trình cho vay và công tác thẩm định, cùng với đó là việc cán bộ tín dụng tự nâng cao hiểu biết về đặc điểm các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó đưa ra được chính sách cho vay và quy trình thẩm định, kiểm tra, giám sát hợp lý nhất. Đồng thời, bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giải quyết kịp thời những bất cập trong hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng của khoản vay và hiệu quả cho vay
4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing đối với cho vay các ngành công nghiệp hỗtrợ trợ
Hoạt động marketing có vai trò rất lớn trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Marketing bao gồm từ quảng bá sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả cho đến hệ thống phân phối sản phẩm đến với khách hàng. Vì vậy, việc ngân hàng xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả không chỉ bao gồm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến
với đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn phải xây dựng cả một hệ thống hoạt động hiệu quả xung quanh đối tượng khách hàng mục tiêu đó. Để làm được điều này, chi nhánh ngân hàng cần tập trung vào một số hoạt động như:
- Quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng
Các hoạt động quảng bá có thể áp dụng như tăng cường quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet, phát tờ ro`i,... Chi nhánh ngân hàng sử dụng những kênh này để quảng bá hình ảnh trụ sở hoạt động khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị hiện đại nhằm tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho khách hàng. Cùng với quảng bá những hình ảnh về chi nhánh ngân hàng là giới thiệu các sản phẩm liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp biết đến lĩnh vực cho vay này của ngân hàng
- Tăng cường hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường nhằm gia tăng hiểu biết về khách hàng và các chi nhánh ngân hàng khách trong cùng địa bàn hoạt động là đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Hoạt động này cho chi nhánh ngân hàng biết được doanh nghiệp đang có những thuận lợi và khó khăn gì, nhằm đưa ra được những sản phẩm cho vay và dịch vụ phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường cũng nhằm đánh giá, nắm bắt được hoạt động và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn, biết về các hoạt động quảng bá của đối thủ đối với khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho bản thân chi nhánh
- Chủ động tìm kiếm khách hàng
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng muốn thu hút được khách hàng thì cần chủ động tiếp cận để tìm ra những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có phưong án kinh doanh khả thi. Đây là một giải pháp chiến lược trong việc mở rộng thị phần, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Thông qua đó, ngân hàng có được thông tin cần thiết để chủ động thẩm định khách hàng và đưa ra các quyết định cho vay phù hợp
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thường hoạt động ở các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Vì vậy mà đây là nơi chi nhánh ngân hàng cần tập trung để tìm kiếm được các khách hàng mới.
- Giữ vững quan hệ với các khách hàng có sẵn
Đối với các khách hàng có sẵn là các khách hàng đã phát sinh quan hệ tín dụng với chi nhánh, khâu chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng. Các nhân viên chi nhánh cần chú ý trong việc tư vấn và phổ biến thông tin cho các khách hàng này một cách thường xuyên. Việc củng cố lượng khách hàng truyền thống sẽ giúp chi nhánh khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần hoạt động và là tiền đề để thu hút những khách hàng mới
4.2.4. Tăng cường tư vấn và hỗ trợ phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Nhằm thu hút và tạo nên sự gắn bó đối với khách hàng, chi nhánh nên tổ chức cung cấp thông tin kinh tế tài chính, hướng dẫn các thủ tục, giới thiệu đối tác đầu tư, bạn hàng, nhà cung cấp cho các khách hàng thông qua trang thông tin riêng nhằm kết nối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ. Phần thông tin dành cho các ngành công nghiệp hỗ trợ nên được cập nhật đầy đủ với các thông tin về chính sách tín dụng, các thủ tuc cho vay, các sản phẩm dịch vụ, các sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mại,... Ngân hàng có mối quan hệ với nhiều khách hàng hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, đồng thời có các chuyên viên thu thập và phân tích thông tin nên có thể đáp