Khái niệm phát triển tín dụng đốivới các ngành công nghiệphỗ trợ

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 26)

2. Các nghiên cứu về phát triển cho vay

2.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng đốivới các ngành công nghiệphỗ trợ

Phát triển tín dụng nói chung là việc các ngân hàng thương mại sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao cả về doanh số cho vay lẫn chất lượng của hoạt động cho vay, nhằm tăng thu nhập và đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nâng cao doanh số cho vay có thể bao gồm: sự gia tăng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, sự gia tăng doanh số cho vay và dư nợ tín dụng của ngân hàng đối với môt doanh nghiệp .

Nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay có thể bao gồm: giảm tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tăng tỉ lệ thu hồi nợ, nâng cao công tác thẩm định đối với khoản vay, nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng,...

Áp dụng vào với các ngành công nghiệp hỗ trợ, khái niệm phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể hiểu là việc nâng cao cả về số lượng các khoản vay đối với lĩnh vực này của ngân hàng và chất lượng của các khoản vay đó, nhằm mang lại lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.2.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Trong tình hình kinh tế hiện nay, khi mà Việt Nam lần lượt gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ là vô cùng cần thiết nhằm đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và đất nước. Phát triển tín dụng nhằm cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chính là một trong những điều cần được chú trọng. Việc phát triển tín dụng đối với các ngành nàykhông chỉ đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên doanh nghiệp và ngân hàng mà còn đem lại những lợi ích nhất định cho nền kinh tế

- Đối với nền kinh tế

Hoạt động tín dụng nói chung có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với riêng mảng tín dụng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, có thể kể đến các lợi ích như: góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giải quyết vấn đề về công ăn việc làm, đóng góp GPD cho đất nước; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, qua đó gián tiếp thúc đẩy công nghiệp phát triển, tạo sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong thời kỳ hội nhập

- Đối với doanh nghiệp

Bổ sung cho số vốn còn thiếu nhằm phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp. Nguồn vốn, mà cụ thể là nguồn vốn tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế hiện nay, khi mà Việt Nam tiến tới gia nhập các hiệp định thương mại tự do, việc tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm là tiền đề quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ chính là để đáp ứng yêu cầu này, và muốn phát triển được các ngành này thì yêu cầu về vốn cần phải được đáp ứng đầy đủ. Nhờ có đủ vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng về lao động, đất

đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưỏng,... một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Nguồn vốn tín dụng giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:

Duy trì và mo rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, không phải doanh nghiệp nào cùng có đủ nguồn vốn để việc sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Trong một số gian đoạn nhất định trong chu kỳ kinh doanh, việc thiếu hụt vốn là điều tất yếu sẽ xảy ra. Khi này, sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp để vừa trả nợ ngân hàng, cùng với đó là đầu tư một phần thu nhập để mo rộng sản xuất kinh doanh

Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đặc trưng của hoạt động tín dụng là không chỉ cung cấp một lượng giá trị mà còn phải hoàn trả lớn hơn lượng giá trị nhận được. Vì vậy, khi sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nguồn vốn đó tạo ra lợi nhuận. Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm vốn, tăng vòng quay của vốn, đảm bảo lợi nhuận thu được đủ để chi trả lãi vay và còn giữ lại được một phần để tiếp tục sản xuất kinh doanh o kỳ kế tiếp

Ngoài ra, phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ còn giúp nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp. Trong thực tế, để doanh nghiệp được chấp nhận cho vay vốn của ngân hàng là không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần chứng minh được khả năng tài chính lành mạnh, thông tin phi tài chính tích cực và một phương án kinh doanh khả thi, có tính thuyết phục. Chính vì cần chuẩn bị nghiêm túc những điều này mà doanh nghiệp đã tự gia tăng khả năng của mình

- Đối với ngân hàng

Ngành công nghiệp hỗ trợ đang nằm trong danh sách những ngành chú trọng phát triển của nhà nước. Vì vậy mà phát triển tín dụng đối với mảng này đảm bảo cho ngân hàng mo rộng được phân khúc khách hàng tiềm năng, mo rộng thị trường hoạt động. Cho vay đối với cái ngành này còn giúp thỏa mãn yêu cầu về đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng, phân tán được những rủi ro có thể gặp phải. Cùng với đó, phát triển tín dụng đối với các ngành này cũng sẽ đem về lợi ích kinh tế cho ngân hàng, khi ngân hàng có thể tăng được dư nợ cho vay, tăng nguồn thu nhập.

Mức tăng tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Dư nợ tín dụng đối với các ngành công nghiệp

hỗ trợ năm (t-1)

Phát triển tín dụng với mảng này đồng nghĩa với việc ngoài mở rộng thị trường, ngân hàng còn phải tìm biện pháp gia tăng chất lượng tín dụng. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng gia tăng năng lực hoạt động, giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể gặp phải

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

2.2.3.1. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng:

* Chỉ tiêu về tăng trưởng số lượng khách hàng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ:

Mức tăng sô lượng khách hàng thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ Sô lượng khách hàng = thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợnăm t Sô lượng khách hàng thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ năm t-1 Chỉ tiêu này cho thấy kết quả những nỗ lực tiếp cận với khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệphỗ trợ của ngân hàng để mở rộng cho vay đôi với lĩnh vực này.

* Chỉ tiêu về tăng trưởng số lượng sản phẩm dành cho các ngành công nghiệp hỗ trợ

Mức tăng sô lượng sản phâm dành cho các ngành công nghiệp hỗ trợ

Sô lượng sản phâm dành = cho các ngành công

nghiệp hỗ trợ năm t

Sô lượng sản phâm dành cho các ngành công nghiệp hỗ trợ năm t-1 Chỉ tiêu này cho thấy chủ trương và những nỗ lực của chi nhánh trong việc đầu tư phát triển, mở rộng sô lượng sản phâm để đa dạng hóa các sản phâm tín dụng đôi với các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó thu hút thêm khách hàng

* Nhóm chỉ tiêu phát triển dư nợ tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ: nhóm chỉ tiêu này cho biết tôc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đôi với các ngành công nghiệp hỗ trợ tại ngân hàng cũng như tầm quan trọng của tín dụng đôi với các ngành công nghiệp phụ trợ trong hoạt đông tín dụng của ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

22 Mức tăng tuyệt đối dư nợ

tín dụng đối với các ngành = công nghiệp hỗ trợ

Tốc độ tăng dư nơ tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Dư nợ tín dụng đối với Dư nợ tín dụng đối với

các ngành công nghiệp - các ngành công nghiệp

Hai chỉ tiêu này tăng lên cho thấy kết quả các nỗ lực của ngân hàng đối với việc mở rộng quy mô cho vay đối với đối với các ngành công nghiệp phụ trợ và cũng thể hiện hoạt động cho vay đối với đối với các ngành công nghiệp phụ trợ đang được mở rộng tại Ngân hàng. Ngược lại, hai chỉ tiêu này giảm đi thể hiện hoạt động cho vay đối với đối với các ngành công nghiệp phụ trợ tại ngân hàng đang thu hẹp.

Tỷ trQng dư nợ tín Dư nợ tín dụng các ngành công nghiệp hỗ trợ

dụng đối với các ngành = ---x 100% ʌ_____I.:-.. 1,: Tổng dư nợ tín dụng

công nghiệp hỗ trợ

Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng lên cho thấy đóng góp của hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ tại ngân hàng đang ngày càng có vai trò quan trọng, chỉ tiêu này giảm cho thấy vai trò của cho vay đối với doanh nghiệp phụ trợ của ngân hàng có xu hướng giảm đi.

* Nhóm chỉ tiêu về phát triển doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh số cho vay phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời kỳ cụ thể. Tương tự nhóm chỉ tiêu phát triển dư nơ, nhóm này cũng thể hiện mức độ phát triển của hoạt động cho vay các ngành công nghiệp phụ trợ của ngân hàng cũng như tầm

Mức tăng tuyệt đối Doanh số thu nợ đối

với các

ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh số thu nợ đối với các ngành công nghiệp

hỗ trợ năm (t-1)

quan trọng của chúng trong hoạt đông tín dụng của ngân hàng. Nhóm này cũng được đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu:

Mức tăng tuyệt đôi doanh số cho vay đôi với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợnăm t

Doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợnăm (t-1)

Tốc độ tăng Doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Mức tăng tuyệt đối doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ năm (t-1)

Tỷ trọng doanh số cho vay đối với các ngành = công nghiệp hỗ trợ

Doanh số cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ

_______________ __________________________x 100% Tổng doanh số cho vay

* Tỷ trọng thu nhập thu từ hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Chỉ tiêu này phản ánh đóng góp từ hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với thu nhập của ngân hàng.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng x 100%

2.2.3.2. Các chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu

* Tỉ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ

Nợ quá hạn cho vay các ngành công nghiệp

hỗ trợ______________________________ _ x 100% Dư nợ cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ

24 Tỷ lệ nợ xấu cho vay các

ngành công nghiệp hỗ trợ

Nợ quá hạn cho vay các ngành công nghiệp

hỗ trợ_______________________________ __ x 100% Dư nợ cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ quá hạn là là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn, trong khi nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó thể hiện sự phát triển của hoạt động cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ tại ngân hàng theo chiều sâu. Các tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng cho

vay các ngành công nghiệp hỗ trợ tại ngận hàng càng cao, và ngược lại, cho thấy chất lượng

cho vay các ngành công nghiệp hỗ trợ thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hai tỷ lệ này cần được so sánh với tỷ lệ chung của ngân hàng và mức chấp nhận của chính ngân hàng.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hay đổi trong doanh số thu nợ trong cho vay đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà doanh nghiệp hoàn trả cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua các chỉ tiêu: Mức tăng tuyệt đối doanh Doanh số thu nợ đối Doa∏h số thu nợ đối với

số thu nợ đối với các = với các ngành công - các ngành công nghiệphỗ

ngành công nghiệp hỗ trợ nghiệp hỗ trợnăm t trQnam (t-1)

Tốc độ tăng Doanh số thu nợ đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng đối với các ngành côngnghiệp hỗ trợ nghiệp hỗ trợ

2.2.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng được hiểu là hệ thống các chủ trương, đường lối, các quy định chi phối, định hướng cho hoạt động tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đem lại lợi ích cho ngân hàng, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chính sách cho vay ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nếu việc phát triển và đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ không nằm trong chính sách của ngân hàng thì khách hàng trong lĩnh vực này khó có thể vay được vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi ngân hàng xác định lĩnh vực này là một hướng để phát triển kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng sẽ đề ra chính sách đẩy mạnh hoạt động này như chính sách về lãi suất, tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản đảm bảo, thủ tục, điều kiện vay vốn,... Các sản phẩm tín dụng trong lĩnh vực này từ đó sẽ được ưu tiên hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó, hoạt động marketing đối với lĩnh vực này cũng được đẩy mạnh nhằm thu hút khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm chiếm lĩnh thị phần.

- Quy mô vốn và năng lực tài chính của ngân hàng

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Quy mô vốn càng lớn, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính càng lành mạnh thì càng tạo tâm lý tốt cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển

- Trình độ đội ngũ cán bộ

Việc mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nói chung và đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nói riêng phụ thuộc lớn vào trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc đánh giá đúng tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng phát triển của khách hàng để đề xuất cho vay hợp lý chính là cơ sở của nâng cao chất lượng tín dụng

- Hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát các khoản vay của khách hàng một cách chặt chẽ cả trước, trong và sau khi cho vay sẽ giúp ngân hàng kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện các vi phạm của doanh nghiệp, từ đó chủ động xử lý các khoản nợ có vấn đề, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng

2.2.4.2. Nhân tố từ phía các doanh nghiệp- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp - Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Tùy theo ngành nghề mà các doanh nghiệp tham gia sản xuất, lượng vốn tự có ban đầu của chủ doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có nhu cầu về vay vốn khác nhau. Dựa

Một phần của tài liệu 053 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với các NGÀNH CÔNG NGHIỆP hỗ TRỢ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây ĐÔ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 26)