Hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

- Nguyên nhân của những hạn chế

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

vừa

tại ngân hàng cơng thương Thanh Hố

Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thanh Hoá trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Thị phần tín dụng của NHCT Thanh Hoá so với các NHTM trên địa bàn tồn tỉnh ổn định. Dư nợ tín dụng tăng rất nhanh qua các năm: Năm 2009 tăng 36 % so với năm 2008 và tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng vốn vay trung dài hạn tăng nhanh hơn vốn ngắn hạn. Nguyên nhân là trong mấy năm gần đây chi nhánh Thanh Hoá liên tục giải ngân đồng tài trợ cho các dự án lớn là xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hạ long. ..Dư nợ trung dài hạn của các DNNVV không đáng kể, chỉ bằng 225 tỷ đồng chiếm 11% trên tổng dư nợ. Các DNNVV chỉ vay chủ yếu là vốn ngắn hạn

Năm 2007, tốc độ tăng tín dụng của NHCT Thanh Hố khá lớn ( tăng 1% thị phần tín dụng tồn tỉnh) bằng 37 % so với năm 2006. Năm 2009 tốc độ tăng so với năm 2008 vẫn là 39 % nhưng do các ngân hàng cổ phần trên địa bàn cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, làm cho thị phần của NHCT Thanh Hoá bị chia sẻ và chỉ chiếm 9% trong tổng dư nợ tín dụng của tỉnh. Mặt khác, cũng trong năm 2009, nhờ có sự can thiệp của Chính phủ, các gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp được triển khai đồng loạt, NHCT Thanh Hoá đã tranh thủ mở rộng cho vay, tái cơ cấu lại dư nợ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng tận dụng để tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ nhằm ổn định, duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình trong thời kỳ suy giảm kinh tế.

Bên cạnh các nguồn vốn cho vay thông thường, NHCT Thanh Hố có các chương trình vốn vay dành riêng cho các DNNVV đang được triển khai từ nhiều năm nay. Chi nhánh Thanh Hoá đã quan tâm, lựa chọn khách hàng có phương án kinh doanh khả thi và khách hàng đáp ứng đủ điều kiện để mở rộng các loại sản phẩm này. Các DNNVV đón nhận các loại sản phẩm dành riêng cho mình với tinh thần hợp tác cao do nguồn vốn có giá cả vừa phải, hợp lý và các điều kiện vay đơn giản thuận tiện.

Tuy nhiên, do đặc điểm của DNNVV đã phân tích ở chương I, việc tiếp cận của các doanh nghiệp này vẫn cịn nhiều khó khăn nhất là nguồn vốn trung dài hạn so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa do sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (4%), phần lãi suất phải trả của doanh nghiệp đối với khoản vay thông thường thấp hơn lãi suất của các sản phẩm dành riêng cho DNNVV. Vì vây, khi mà điều kiện vay thơng thường có phần "quen" hơn thì các DNNVV lại chuyển sang vay thơng thường. Điều đó làm cho dư nợ tín dụng của các chương trình riêng đơi với DNNVV tại NHCT Thanh Hoá tụt giảm nhanh trong 2 năm (2008 và 2009); Cụ thể: năm 2009 số dư đạt 49 tỷ VNĐ giảm 28 tỷ so với năm 2007 và giảm 19 tỷ so với năm 2008, chi tiết cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp dư nợ của ngân hàng cơng thương Thanh Hố

- Cho vay VNĐ ^734 1.000 1.170 1.578

- Cho vay băng NT quy VNĐ 121 150 150 140

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w